Tư duy tuyển dụng của HR Nhật khác gì với HR Việt Nam

HR NHẬT vs HR VIỆT, “BÁN THÂN” CHO AI DỄ HƠN?

Mình là Thư Thái - sinh viên năm 4 ở Nhật và đang xin việc bên này. Suốt 1 tháng vừa chia sẻ trải nghiệm du học trong group “Kể chuyện ở Nhật đi!" vừa làm CV cho công ty Nhật, mình tự hỏi tư duy tuyển dụng của HR Nhật khác gì với HR Việt? Sự khác biệt đó có giúp mình rút ra bài học gì để cải thiện tư duy “bán thân” tốt hơn? Câu trả lời nằm trong bài viết này (vì đây chỉ là quan điểm cá nhân nên có thể đúng hoặc sai, mong được mọi người chia sẻ và góp ý chân thành ạ).
Khi ứng tuyển cho các công ty ở Việt Nam, trong CV mình phải show ra được KỸ NĂNG, KINH NGHIỆM và THÀNH TỰU. Ngoài ra, CV cũng cần có những con số data cụ thể, rõ ràng, càng ít chữ càng tốt. Ví dụ chuyên ngành mình là Content Writer, kỹ năng mình điền vào là xây cộng đồng với kinh nghiệm 2 tháng làm admin viết bài build group “Kể chuyện ở Nhật đi!”, cùng thành tựu tăng mem từ 0 lên 3k3 trong vòng 2 tháng.
Tuy nhiên đến khi mình viết Entry Sheet (cách gọi CV ở bên Nhật) nó lại khác hoàn toàn. Bố cục CV gồm 5-6 câu hỏi và phải viết thành 5-6 đoạn văn dài 150-200 chữ. Cái đáng nói là những câu hỏi đó không hề xoáy sâu vào chuyên ngành hay kinh nghiệm mà tập trung vào CON NGƯỜI bên trong, cụ thể là TÍNH CÁCH, NỖ LỰC và Ý CHÍ. Chẳng hạn như:
-Khi còn là sinh viên, điều bạn đã cố gắng trong cuộc sống là gì?
-Công việc/ngành nghề mơ ước của bạn là gì?
-Vì sao bạn muốn làm ở công ty chúng tôi?
-Bạn có sở thích và tính cách gì?
Các công ty Nhật hỏi như vậy vì họ muốn biết bạn thực sự PHÙ HỢP để GẮN BÓ LÂU DÀI hay không? Đấy là tiêu chí rất quan trọng của các nhà tuyển dụng thuần Nhật. Họ không muốn thuê 1 đứa chỉ làm được vài tháng vì họ phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức để training nhân viên mới, chẳng hạn như riêng việc làm visa cho người nước ngoài thì công ty đã trả hơn chục triệu rồi. Chính vì vậy, họ sẽ tìm kiếm những người trung thành, phù hợp và ít nhất làm được 1 năm trở lên.
Với nhà tuyển dụng Việt thì khác. Tiêu chí ở đây là phải “ĐƯỢC VIỆC!” nghĩa là có chuyên môn. Có lẽ vì vậy, không ít các bạn sinh viên năm 2-3 bây giờ tranh thủ đi thực tập hoặc làm freelancer để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm. Mục đích là mong muốn có được CV năng lực thật đẹp để xin việc dễ dàng hơn.
Túm lại, dựa vào trải nghiệm viết CV và Entry Sheet, mình nhận ra điểm khác biệt lớn nhất giữa tư duy tuyển dụng của HR Việt và HR Nhật đó chính là TIÊU CHÍ.
Nếu xin việc giống như bán hàng thì những ứng viên như mình và bạn sẽ là một sản phẩm. Mình thấy đa số nhà tuyển dụng Việt Nam đóng vai như một end customer cần một sản phẩm đủ về Chất lượng (năng lực), Đã qua kiểm định (đã làm ở một số nơi) và còn Hạn (vẫn còn đi làm chứ không gap-year). Tức là mua về thì xài được ngay.
Còn với nhà tuyển dụng Nhật, họ giống như là nhà sản xuất mua nguyên liệu phù hợp, mang về mài dũa sao cho khớp với kết cấu vận hành lâu dài của công ty. Tức là nhắm vào mối quan hệ gắn kết với “sản phẩm” dài lâu, bền bỉ. Bằng chứng là theo văn hoá công ty ở Nhật, nhân viên sẽ được thăng cấp theo số năm làm việc hơn là khả năng. Ngoài ra, mình để ý mấy anh chị, mấy bác ở chỗ làm thêm của mình, trẻ thì bình quân cũng đã làm 4 năm, già thì đã làm trên 10 năm :))))
Mình nghĩ, với vị trí là người đang xin việc thì chuyện cùng một lúc được tiếp thu 2 tư duy tuyển dụng khác nhau sẽ giúp bạn hoàn thiện tư duy “bán thân” rất nhiều. Thay vì chỉ chăm chăm show mỗi năng lực của mình trong CV thì bây giờ mình có thể kết hợp cả hai: năng lực và con người. Ví dụ ngoài đăng chiếc CV “Đây là lý do a/c HR có thể xài em” trong group thì bạn có thể thêm vài dòng ở phần tút “Đây là lý do a/c có thể chơi với em lâu dài!”. Mình đã thử áp dụng cú đúp "bán thân" này khi viết CV apply vào công ty Kome chuyên nhập khẩu đồ Việt bán ở Nhật. May mắn mình được nhận offer nhưng vì 1 số lý do cá nhân, mình đã xin phép từ chối.
Đó cũng là những đúc kết từ trải nghiệm thật của mình. Mình rất mong bài viết này mang lại một góc nhìn mới về chuyện tuyển dụng giúp bạn có thêm ý tưởng "bán thân" hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn đọc thêm những bài chia sẻ của mình về cuộc sống ở Nhật thì cứ ghé group Kể chuyện ở Nhật đi! hoặc tường nhà mình nhá! Hẹn gặp lại bạn ở một bài viết khác!
#tuyendung
Cre - ​Thái Minh Thư  
-----------------
>> Đào Thương
Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Ít nhất đối với những bạn mới ra trường, dù có thực tập hay được làm việc qua một số cv part time khi còn là sv thì cũng chưa có nhiều điều để thể hiện trên CV. Mình đã hỗ trợ tuyển dụng cho Sếp, (công ty mình cũng là cty Nhật) đã pv cả người mới chưa có KN và người cũ có nhiều KN. Nhưng đôi khi một người mới như trang giấy trắng dễ đào tạo, dễ trao gửi hơn một người đã dày dặn kinh nghiệm. Vì họ quan tâm tới thái độ, tới định hướng nghề nghiệp và tính cách ứng viên có thực sự phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty hay không và cuối cùng là việc phù hợp văn hoá giữa DN và con người ngay từ ban đầu có thể khiến đôi bên gắn bó lv lâu dài hơn.
Còn một cái nữa là, khi mình đã trúng tuyển làm việc rồi thì khả năng DN muốn gắn bó với người LĐ lâu dài là chắc chắn. Chỉ trừ khi người LĐ muốn thay đổi và dời đi. Vì văn hoá của Nhật là không đào thải nhân viên em ạ. Thứ nhất là họ sợ vi phạm luật lao động, khi họ đình chỉ và cho NLĐ nghỉ việc với lý do không thực sự chính đáng và không phù hợp qđ với pháp luật, họ rất hạn chế việc đó để tránh việc NLĐ kiện tụng, ảnh hưởng tới danh tiếng của DN và cũng tránh phát sinh những chi phí đền bù cho NLĐ khi nghỉ việc. Thứ 2 là chính vì muốn gắn bó lâu dài nên họ quan tâm tới chất lượng ứng viên đầu vào ngay từ đầu. Họ sẵn sàng đào tạo một fresser để làm việc cùng họ lâu dài và theo định hướng kinh doanh của công ty đặt ra.

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Ứng xử với đồng nghiệp lớn tuổi


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Ứng xử với đồng nghiệp lớn tuổi