CHIẾN DỊCH MB-84 CỦA 35 NĂM TRƯỚC – BÀI HỌC HÔM NAY

“MB-84” là mật danh của chiến dịch tiến công để giành lại các điểm cao đã bị Trung Quốc chiếm đóng ở khu vực Vị Xuyên – Hà Tuyên (nay là huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) ngày 12.7.1984. Chiến dịch này do BTL mặt trận Vị Xuyên vạch ra và giao cho 3 trung đoàn bộ binh chủ lực đảm nhiệm 3 hướng tấn công chính:

– Trung đoàn 141 (sư đoàn 312/QĐ1) tiến công hòng chiếm lại điểm cao 1030, Si Cà Lá (Trung Quốc gọi là Đông Sơn – Bát Lý Hà)
– Trung đoàn 174 (sư đoàn 316/QK2) đánh điểm cao 233, bình độ 300-400.
– Trung đoàn 786 (sư đoàn 356/QK2) đánh lên đỉnh 772 phát triển sang 685.

Rạng sáng 12.7.1984, ta nổ súng tiến công địch. Tuy đã chiến đấu rất quyết liệt, nhưng các đợt tiến công của ta đã không thành công, bị địch đánh trả gây thương vong nặng.

Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ của ngày 12.7.1984, trên cả 3 hướng tiến công, quân ta có khoảng 600 – 700 cán bộ chiến sĩ hy sinh (nhiều cán bộ trung/ tiểu đoàn), 820 bị thương (phía TQ nói đã bắt 5 người làm tù binh), mất hàng trăm vũ khí các loại. Quân TQ tổn thất 62 chết và 320 bị thương.

Có thể nói rằng đây là 1 trong những trận đánh thất bại lớn nhất trong lịch sử QĐNDVN, thậm chí vượt xa nhiều trận đánh lớn trong kháng chiến chống Mỹ. Tuy rằng ở thời điểm đó, QĐNDVN đã trải qua 4 cuộc chiến tranh với 40 năm kinh nghiệm chiến đấu liên tục.

Thất bại của MB-84 được đánh giá là tổng hợp của nhiều yếu tố như: Chỉ huy nóng vội, chủ quan và đánh giá sai địch, chiến thuật không phù hợp, chuẩn bị thiếu chu đáo, hiệp đồng không tốt…

Sau chiến dịch MB-84, QĐNDVN không tổ chức thêm trận tiến công quy mô lớn nào ở mặt trận Vị Xuyên, mà chỉ sử dụng chiến thuật lấn dũi, vây ép để tạo thế ngăn chặn đối phương và từng bước giành lại một ́vài điểm chốt nhỏ. Đến năm 1989, cùng với xu hướng giảm căng thẳng biên giới và bình thường hóa quan hệ 2 nước, quân TQ lần lượt rút khỏi các điểm chiếm đóng trái phép còn lại ở Vị Xuyên và Yên Minh.

NÓI THÊM VỀ LÝ DO THẤT BẠI CỦA MB-84

1. Về phía TQ: Sau cuộc chiến tháng 2/1979, phía Trung Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc về:
-Trình độ tư duy tác chiến ở cấp chiến lược, chiến thuật và từng trận chiến.
-Trang bị vũ khí,
-Công tác đảm bảo hậu cần (cung cấp đạn, đặc biệt là đạn pháo, lương thực và các đảm bảo hậu cần khác)…

Cụ thể: Cho đến năm 1984, sau 5 năm thất bại trước QĐNDVN trong trận chiến tháng 2.1979, quân Trung Quốc đã làm đường cho ô tô chạy đến sát tận một số chốt/điểm cao/trận địa phía đất Trung Quốc, cụ thể ở ngay mặt trận Vị Xuyên.

2. Về phía ta:
– Sau cuộc chiến tháng 2.1979, QĐNDVN tiếp tục căng mình cả ở 2 mặt trận Cămpuchia và biến giới với Trung Quốc.
– Cho đến năm 1984, tình hình kinh tế của đất nước, nói thẳng, đã đến hồi kiệt quệ.
– Việc đó tác động ngay vào quân đội. Năm 1984, bộ đội rất thiếu thốn ăn mặc. Trang thiết bị không có gì hơn.

Nói thẳng ra, trình độ tư duy tác chiến ở cấp chiến lược, chiến thuật và từng chiến trận; trang bị vũ khí; thông tin liên lạc; công tác tác đảm bảo hậu cần… vẫn giữ nguyên như trước 1979, hoặc xuống cấp hơn.
Tại Vị Xuyên, cho đến tận năm 2000, đường ô tô đi từ Hà Nội lên cửa khẩu Thanh Thủy còn hết sức vất vả, chứ đừng nói năm 1984. Năm đó, đạn pháo lớn còn phải vác từng quả vào nhiều trận địa.

So sánh tương quan và tư duy khoa học, việc thua ở MB-84 là tất yếu.

NÓI THÊM

Với tâm huyết của một cựu binh và dám chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình, tôi – Tuanbim – quan ngại ngại rằng:

Ngày nay, tức là đến tận năm 2019 này, tôi vẫn hết sức quan ngại về trình độ tư duy tác chiến ở cấp chiến lược, chiến thuật và từng chiến trận; bị vũ khí – khí tài; thông tin liên lạc; công tác đảm bảo hậu cần… của QĐNDVN.

Đừng có ông anh hùng bàn phím nào, nhẩy vào đây để hô lên rằng “Ta đã có SU-27, SU-30, 6 con tầu ngầm, cùng vài con tầu hộ vệ, tàu tên lửa”… Tất cả vốn liếng đó, đừng đem ra để phộng phạo.

Thứ cần thiết ở đây là công tác huấn luyện, trình độ tác chiến của chiến sỹ và cán bộ. Cái tinh thần sẵn sàng chiến đấu hy sinh quên mình của cán bộ chỉ huy…

Những cái đó, lo lắm thay!!!.

(Nguồn: Cựu binh Tuan Bim)

* Đại tá Nguyễn Văn Thành, nguyên Chủ nhiệm hậu cần – Phó sư đoàn trưởng 356 trực tiếp tham gia MB-84 kể: “Ngày 12.7 nổ súng nhưng quân khu vẫn chưa đảm bảo kịp. Tối 11.7.1984, sư đoàn 356 phải sang trung đoàn 818 của sư đoàn 356 vay cho trung đoàn 876 (đơn vị trực tiếp đánh điểm cao 772) 7 ngày gạo ăn, để bộ đội đủ cơm ăn”…

* Hình: 35 năm sau ngày hy sinh, gia đình liệt sĩ Đinh Văn Thuần (Hà Trung, Thanh Hóa) mới tìm được được phần mộ của anh ở nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên – Hà Giang và ra thăm.
nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên


Viết Ý kiến & bình luận

  • AT
    Anh Tuan

    Quên một nguyên nhân : lộ kế hoạch chiến dịch cho tình báo địch- xem ý kiến của đc Lê Duy Mật và tài liệu địch nói rõ



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Tương lai của nền kinh tế Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác?
Bức thư của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”
Viettel và cú “quay xe” nhận diện thuơng hiệu
Lan đột biến bán tiền tỉ có phải là lừa đảo không
Đàn ông rửa bát
CHUYỆN 2 QUỶ ĐÓI HÀNH THIỆN TÍCH PHÚC