10 TIP ĐỂ LÀM CÔNG VIỆC FREELANCER HIỆU QUẢ

10 TIP ĐỂ LÀM CÔNG VIỆC FREELANCER HIỆU QUẢ

Làm freelancer thời gian tự do thật nhiều nhưng tự do cũng đi đôi với áp lực tài chính. Trải nghiệm rồi Thương mới thấy có tháng thu nhập gấp 3,4 hồi mình làm công ty.
Nhưng có tháng thì thấp thỏm không biết phải làm gì để đảm bảo thu nhập đây bài viết này có giải pháp cho bạn.
Trước khi làm freelancer Thương làm đạo diễn inhouse và trưởng phòng sáng tạo của một production house chuyên nghiệp.
Mức thu nhập cao, đều và chế độ tốt. Khi quyết định nghỉ Thương băn khoăn khá nhiều nhưng cuối cùng quyết định vượt ra khỏi vùng an toàn.
Đây là 10 tip Thương đúc kết ra sau 3 năm Thương làm freelancer.

1. Đa dạng hoá nguồn thu nhập

Trước kia mình đi làm thì Thương chỉ có một nguồn duy nhất là lương.
Sau khi nghỉ thì Thương thấy lương coi như bằng 0.
Vậy là mình phải là người làm để tự trả lương cho chính mình
Thương có 5 nguồn thu nhập từ:
- Công việc đạo diễn 50%
- Công việc biên kịch 20%
- Dạy học 1:1 10%
- Workshop chuyên môn 5%
- Tư vấn doanh nghiệp, cá nhân về video 5%
Có nhiều người giỏi về đầu tư, bất động sản… sẽ có nhiều nguồn hơn Thương.
Nhưng Thương chọn tập trung vào thế mạnh bản thân. Tránh xa những lĩnh vực mình còn là “tấm chiếu mới” và "gà"
Riêng việc viết lách, đọc sách Thương duy trì dù không tạo ra nguồn thu nhập vì nó giúp mình rèn luyện tư duy và tăng vốn từ.

2. Tự là “sếp” của chính mình

Ngày xưa đi làm anh Giám đốc của Thương đã không cần quản lý Thương. Vì công ty vô làm 8h thì 6h sáng Thương đã ngồi siêu thị tiện lợi trước công ty uống cà phê và đọc sách chờ mở cửa. (Có lẽ một phần là do hồi đó FA đi làm thấy còn vui hơn ở nhà). Là quản lý nên mình luôn phải tự ý thức để làm gương cho nhân viên.
Giờ làm tự do Thương luôn tự list ra 5 việc cần làm trong ngày và cuối ngày kiểm ra mình hoàn thành chưa.
3. Tập trung là cốt lõi
Tự nhắc bản thân: Không làm nhiều việc một lúc!
Thương mua quả cà chua pomodoro và quy định 1 việc làm trong 25 phút không xen việc khác vô.
Khi làm việc Thương tuyệt đối không xài mạng xã hội.

4. Làm việc trách nhiệm

Top 1 cách khiến khách hàng quay lại làm việc với bạn là vì chất lượng công việc, thái độ tốt không phải mối quan hệ. Đó là điều Thương luôn tâm niệm.

5. Đúng giờ

Đó là nguyên tắc khi Thương hẹn ai đó hoặc tham gia cuộc họp với khách hàng.
Nếu được cố gắng đến sớm 10 phút để chỉnh chang trang phục tóc tai dặm make up. Thương có một bài viết về đúng giờ ghim ở đầu trang cá nhân của mình.

7. Không ngừng học hỏi và chia sẻ

Đọc sách, tham dự workshop, talkshow, nghe youtube, đi học đó là 4 thứ Thương luôn duy trì.
Nhiều người hỏi sao 2 năm Thương có thể tổ chức được 20 workshop về sáng tạo và video. Là vì 3 năm trước đó Thương luôn dành ngày cuối tuần để đi dự các workshop.
Đến giờ mình vẫn giữ gần 50 recap chi tiết của các workshop Thương từng tham dự.
Có điều gì hay là mình chia sẻ cho những người follow mình ngay.

8. Dành thời gian suy nghĩ

Làm quá nhiều đôi khi bạn sẽ bị quá tải. Khi Thương bị quá tải Thương thường đi ngủ hoặc đến quán cà phê ngồi một minh suy nghĩ. Coi suy nghĩ là một phần trong một ngày của mình.

9. Luôn có mục tiêu cá nhân

Điều này rất quan trọng. Vì như một con tàu trên biển nếu bạn không biết mình phải đi đâu thì sẽ tốn rất nhiều năng lượng và tạo ra cảm giác chênh vênh tuổi…

10. Biết ơn

Biết ơn những ai đang đọc bài viết này
Biết ơn những ai mang đến những cơ hội cho mình để cống hiến
Biết ơn người đứng sau mỗi thành công mình nhận được
Biết ơn chính mình vì không ngừng nỗ lực
Biết ơn là điều không thể thiếu trong hành trình mình đi.
Mình là #ChaiyoThương
Càng chăm chỉ, càng may mắn là điều Thương luôn tâm niệm
Cám ơn các bạn.
Cuộc sống tự do
Khi ta biết tự lo
TG - ​Nguyễn Hoài Thương

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Ví dụ về chiêu trò marketing bẩn là gì?
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
Làm thế nào để viết case study về dự án cho Portfolio của bạn
6 Bước cơ bản để tham gia chơi Game NFT
Đừng bao giờ xem thường bài báo cáo công việc
Marketing dựa trên sự sợ hãi - Đòn tâm lý gây tranh cãi


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Những đặc thù của ngành thời trang khi làm truyền thông
TRANSFERABLE SKILLS - KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ? TẠI SAO NHÓM KỸ NĂNG NÀY LẠI NGÀY MỘT QUAN TRỌNG?
Marketing dựa trên sự sợ hãi - Đòn tâm lý gây tranh cãi
Đừng bao giờ xem thường bài báo cáo công việc
Critical thinking - Tư duy biện chứng
Hiểu đúng về bản sắc nhận diện thương hiệu (Corporate identity - CI)