Làm thế nào để viết case study về dự án cho Portfolio của bạn
-------------------------------------------------------
Viết case study có thể là một nỗi khiếp sợ nhất trong việc xây dựng portfolio. Sau tất cả các công việc và thời gian để thực hiện dự án, thiết kế trang, lưu trữ tất cả các hình ảnh, v.v... Ai lại muốn ngồi xuống và GIẢI THÍCH tất cả mọi thứ? Tuy nhiên bên cạnh trang giới thiệu bản thân, case study là phần quan trọng nhất.
1. GHI LẠI CASE STUDY CỦA BẠN TRƯỚC KHI BẠN LÀM BẤT CỨ VIỆC GÌ KHÁC.
Tôi biết điều này không vui vẻ như là thiết kế cho website của bạn, nhưng giống như nhiều thứ khác trong cuộc sống, việc này giúp bạn bày ra công việc khó nhằn nhất. Gần tới cuối dự án bạn sẽ chỉ muốn nhấn nút vận hành ngay, vì thế bất cứ thứ gì bạn viết vào thời điểm đó sẽ trở nên vội vã và lười biếng. Hoặc nếu tệ hơn, bạn sẽ bị bế tắc và trì hoãn vận hành tất cả mọi thứ.
Viết về dự án của bạn ngay khi bạn có thể, dù bạn sẽ phải điều chỉnh phần nội dung một chút sau đó để phù hợp với layout của trang web hay sách. Tôi thường thường bỏ tất cả các suy nghĩ của mình vào Evernote hay một trang Google Doc. Nghĩ về dự án của bạn song song và bắt đầu bằng giai đoạn 1. Viết lại suy nghĩ của bạn, và sau đó tiếp tục với giai đoạn 2. Đừng bận tâm bởi những hình ảnh bây giờ, điều này chỉ đơn giản giúp bạn viết lại tất cả mọi thứ.
Nếu cảm hứng bất chợt đi hướng khác, cứ để nó thế. Nhưng đã phần các trường hợp bạn sẽ cảm ơn bản thân vì đã thực hiện điều này đầu tiên.
2. GIỮ MỌI THỨ NGẮN GỌN VÀ KÈM THEO CHÚ THÍCH
Mọi người thường thường sẽ đi lướt những dự án của bạn để hiểu được đại khái về kĩ năng của bạn và cách mà bạn làm việc. Đừng nên viết như một cuốn tiểu thuyết, hãy chia sẻ bằng một hoặc hai đoạn văn ngắn gọn đủ để làm cho dự án của bạn hấp dẫn và đồng cảm với người đọc.
Tôi đọc được một bài nghiên cứu nói rằng một trong những thứ đầu tiên mà con người đọc một tờ báo là dòng chú thích nhỏ bên dưới những hình ảnh. Nghĩ về case study của bạn theo cách đó. Nếu ai đó lướt qua case study của bạn và chỉ việc đọc một hai dòng chú thích, họ nên hiểu được dự án của bạn. Chú ý vào những dòng chú thích đầu tiên, và sau đó điền thêm những nội dung dài hơn.
3. THÊM VÀO NHỮNG CHI TIẾT PHÙ HỢP
Tùy thuộc vào phong cách cá nhân của bạn và bạn không nhất thiết copy/paste cấu trúc này, nhưng case study của bạn nên theo dàn bài sau đây và cung cấp một số thông tin như:
4. GHI NHẬN CÔNG TRẠNG VÀ GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA BẠN.
Điều này đặc biệt quan trọng nếu nó là một dự án nhóm. Nếu tôi chỉ thấy một danh sách những cái tên nhưng không có vai trò của họ, tôi có thể nghi ngờ một chút về những gì bạn thực sự đóng góp cho dự án này. Nhưng kể cả có là một dự án nhóm hay không, thật hữu ích cho chúng tôi hiểu được vai trò bạn nhận. Điều này có thể đơn giản như liệt kê vai trò "thiết kế và art direction" bên cạnh tổng quan dự án. Phớt lờ những chi tiết quan trọng này nói lên được sự khác nhau giữa việc được trúng tuyển hay không.
Bạn và khách hàng của bạn có thể hiểu chúng nghĩa là gì, nhưng những từ viết tắt và những từ quá chuyên môn chỉ tạo ra khoảng cách với người đọc. Đừng cố gắng gây ấn tượng bằng ngôn ngữ sang chảnh, chỉ đơn giản chia sẻ sản phẩm của bạn bằng giọng văn của bạn và càng rõ ràng càng tốt. Chúng ta nên hoàn thành việc đọc này bằng việc cảm nhận được cá tính và quy trình thiết kế của bạn.
Cho dù bạn làm gì đi nữa, đừng chỉ sao chép những câu từ về sản phẩm của khách hàng từ website của họ. Sự chuyển đổi trong giọng văn sẽ trở nên rõ ràng và sẽ chỉ làm bạn trông lười nhát.
6. ĐỪNG TRƯNG BÀY ĐỐNG HÌNH.
Tôi đã xem qua rất nhiều portfolio rồi, hoặc không kèm một case study nào cả hoặc chỉ có một câu giới thiệu với một đống hình bên dưới cho người đọc tự phân loại. Điều đó không phải là cách để bán sản phẩm của bạn.
Hãy cân nhắc một layout mà cho phép bạn thêm vào một hoặc hai câu bên cạnh mỗi hình, vì thế bạn có thể giải thích quy trình của bạn và cho chúng tôi insight những gì chúng tôi đang thấy. Một đống hình trên một trang web có thể trông đẹp đẽ, nhưng mọi công ty đã lên tiếng rằng như thế không đủ. Người thuê bạn hay khách hàng cần có ngữ cảnh. Chúng tôi cần hiểu được bạn là ai, cách bạn làm việc và cách bạn có thể đóng góp cho team hay văn hóa của chúng tôi.
7. HÃY COI MỖI CASE STUDY NHƯ LÀ MỘT BÀI VIẾT TRÊN TẠP CHÍ.
Nó phụ thuộc vào nội dung và layout của bạn. Việc sử dụng một template giống nhau cho các case study của bạn thì cũng không vấn đề gì, nhưng bạn ít nhất nên điều chỉnh để phù hợp với dự án và hình ảnh sản phẩm của bạn.
Hãy nghĩ về cách các bài báo tạp chí dàn layout. Chúng được thiết kế làm bạn đắm chìm trong từng trang và tạo ra một trải nghiệm. Chúng kèm theo những hình ảnh ở những nơi nhất định để minh họa cho một quan điểm hoặc mang lại cảm giác ra đời thật. Chúng dùng những câu trích dẫn để khơi gợi sự quan tâm của bạn hoặc chỉ ra một phần đặc biệt đáng nhớ của câu chuyện. Họ ngắt đoạn văn bằng hình ảnh, nhưng cẩn thận để không gián đoạn trải nghiệm đọc của bạn.
---------------------------------------------
Tôi có thế tiếp tục nữa, nhưng khi nói về điều này, không có một khuôn mẫu phù hợp cho tất cả mọi người khi làm về case study. Tất cả phụ thuộc vào bạn, dự án, phong cách của bạn và loại công việc bạn đang làm. Hãy luôn nhớ là viết chon một người nào đó ở bên kia màn hình. Đó là một người đang tuyển bạn cho một vị trí sau tất cả - và thường người đó là một nhà tuyển dụng hoặc một người nào đó không nhất thiết là một designer giống bạn. Thiết kế portfolio của bạn và viết case study của bạn cùng với người đọc trong tưởng tượng, và bạn sẽ một bước gần hơn với những công việc bạn muốn làm.
Tác giả: Tobias van Schneider
Nguồn: https://vanschneider.com/blog/portfolio-tips/write-project-case-studies-portfolio/
GD: Phạm Hồng Phúc
-------------------------------------------------------
Viết case study có thể là một nỗi khiếp sợ nhất trong việc xây dựng portfolio. Sau tất cả các công việc và thời gian để thực hiện dự án, thiết kế trang, lưu trữ tất cả các hình ảnh, v.v... Ai lại muốn ngồi xuống và GIẢI THÍCH tất cả mọi thứ? Tuy nhiên bên cạnh trang giới thiệu bản thân, case study là phần quan trọng nhất.
1. GHI LẠI CASE STUDY CỦA BẠN TRƯỚC KHI BẠN LÀM BẤT CỨ VIỆC GÌ KHÁC.
Tôi biết điều này không vui vẻ như là thiết kế cho website của bạn, nhưng giống như nhiều thứ khác trong cuộc sống, việc này giúp bạn bày ra công việc khó nhằn nhất. Gần tới cuối dự án bạn sẽ chỉ muốn nhấn nút vận hành ngay, vì thế bất cứ thứ gì bạn viết vào thời điểm đó sẽ trở nên vội vã và lười biếng. Hoặc nếu tệ hơn, bạn sẽ bị bế tắc và trì hoãn vận hành tất cả mọi thứ.
Viết về dự án của bạn ngay khi bạn có thể, dù bạn sẽ phải điều chỉnh phần nội dung một chút sau đó để phù hợp với layout của trang web hay sách. Tôi thường thường bỏ tất cả các suy nghĩ của mình vào Evernote hay một trang Google Doc. Nghĩ về dự án của bạn song song và bắt đầu bằng giai đoạn 1. Viết lại suy nghĩ của bạn, và sau đó tiếp tục với giai đoạn 2. Đừng bận tâm bởi những hình ảnh bây giờ, điều này chỉ đơn giản giúp bạn viết lại tất cả mọi thứ.
Nếu cảm hứng bất chợt đi hướng khác, cứ để nó thế. Nhưng đã phần các trường hợp bạn sẽ cảm ơn bản thân vì đã thực hiện điều này đầu tiên.
2. GIỮ MỌI THỨ NGẮN GỌN VÀ KÈM THEO CHÚ THÍCH
Mọi người thường thường sẽ đi lướt những dự án của bạn để hiểu được đại khái về kĩ năng của bạn và cách mà bạn làm việc. Đừng nên viết như một cuốn tiểu thuyết, hãy chia sẻ bằng một hoặc hai đoạn văn ngắn gọn đủ để làm cho dự án của bạn hấp dẫn và đồng cảm với người đọc.
Tôi đọc được một bài nghiên cứu nói rằng một trong những thứ đầu tiên mà con người đọc một tờ báo là dòng chú thích nhỏ bên dưới những hình ảnh. Nghĩ về case study của bạn theo cách đó. Nếu ai đó lướt qua case study của bạn và chỉ việc đọc một hai dòng chú thích, họ nên hiểu được dự án của bạn. Chú ý vào những dòng chú thích đầu tiên, và sau đó điền thêm những nội dung dài hơn.
3. THÊM VÀO NHỮNG CHI TIẾT PHÙ HỢP
Tùy thuộc vào phong cách cá nhân của bạn và bạn không nhất thiết copy/paste cấu trúc này, nhưng case study của bạn nên theo dàn bài sau đây và cung cấp một số thông tin như:
- Tên của khách hàng, Họ làm gì và địa điểm của họ: cho người đọc bối cảnh và viết một câu tóm tắt về những gì thuộc về dự án và sản phẩm này. Điều này sẽ thể hiện được kinh nghiệm và sự quan tâm của bạn về một số khách hàng và sản phẩm thiết kế nhất định. Liệt kê địa điểm sẽ nói rằng bạn muốn làm việc với khách hàng ở khắp mọi nơi, đâu chỉ riêng quê nhà của bạn
- Mục tiêu của dự án: Khách hàng yêu cầu bạn làm gì? Brief như thế nào? Thách thức lớn nhất và thước đo thành công là gì? Bạn đã có một ý tưởng nhất định hay kì vọng nào cho dự án khi bắt đầu?
- Trải nghiệm của bạn: Có bất cứ điều gì thú vị để chia sẻ về quá trình của dự án không? Bạn có góc nhìn độc đáo hay chú ý tới những insight bất ngờ nào không? Bạn có một số bản sketch ban đầu không? Tại sao bạn chọn cách tiếp cận này? Hãy đặt câu hỏi TẠI SAO một ngàn lần, và sau đó trả lời những câu hỏi đó.
- Kết quả: Bạn có thấy tự hào với thành quả không? Nó có vượt qua mong đợi của bạn không? Nó có làm gia tăng doanh thu của khách hàng lên 2000% không? Đừng trở nên quá kĩ thuật hoặc chia sẻ những báo cáo phân tích điên rồ (và dĩ nhiên đừng bịa đặt mọi thứ), chỉ cần liệt kê một hai câu ngắn gọn để nói về dự án này thành công như thế nào. Một case study nên là một câu chuyện thành công. Nếu nó không phải thế, hãy kể cho chúng tôi vì sao dự án này vẫn có giá trị hoặc ý nghĩa (có thể khách hàng không chọn concept bạn ưa thích nhất, nhưng bạn vẫn yêu thích sản phẩm bạn đã làm) và những bài học bạn gặt được.
4. GHI NHẬN CÔNG TRẠNG VÀ GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA BẠN.
Điều này đặc biệt quan trọng nếu nó là một dự án nhóm. Nếu tôi chỉ thấy một danh sách những cái tên nhưng không có vai trò của họ, tôi có thể nghi ngờ một chút về những gì bạn thực sự đóng góp cho dự án này. Nhưng kể cả có là một dự án nhóm hay không, thật hữu ích cho chúng tôi hiểu được vai trò bạn nhận. Điều này có thể đơn giản như liệt kê vai trò "thiết kế và art direction" bên cạnh tổng quan dự án. Phớt lờ những chi tiết quan trọng này nói lên được sự khác nhau giữa việc được trúng tuyển hay không.
5. VIẾT BẰNG TIẾNG NÓI CỦA BẠNChúng ta nên hoàn thành việc đọc bằng việc cảm nhận được cá tính và quy trình thiết kế của bạn.
Bạn và khách hàng của bạn có thể hiểu chúng nghĩa là gì, nhưng những từ viết tắt và những từ quá chuyên môn chỉ tạo ra khoảng cách với người đọc. Đừng cố gắng gây ấn tượng bằng ngôn ngữ sang chảnh, chỉ đơn giản chia sẻ sản phẩm của bạn bằng giọng văn của bạn và càng rõ ràng càng tốt. Chúng ta nên hoàn thành việc đọc này bằng việc cảm nhận được cá tính và quy trình thiết kế của bạn.
Cho dù bạn làm gì đi nữa, đừng chỉ sao chép những câu từ về sản phẩm của khách hàng từ website của họ. Sự chuyển đổi trong giọng văn sẽ trở nên rõ ràng và sẽ chỉ làm bạn trông lười nhát.
6. ĐỪNG TRƯNG BÀY ĐỐNG HÌNH.
Tôi đã xem qua rất nhiều portfolio rồi, hoặc không kèm một case study nào cả hoặc chỉ có một câu giới thiệu với một đống hình bên dưới cho người đọc tự phân loại. Điều đó không phải là cách để bán sản phẩm của bạn.
Hãy cân nhắc một layout mà cho phép bạn thêm vào một hoặc hai câu bên cạnh mỗi hình, vì thế bạn có thể giải thích quy trình của bạn và cho chúng tôi insight những gì chúng tôi đang thấy. Một đống hình trên một trang web có thể trông đẹp đẽ, nhưng mọi công ty đã lên tiếng rằng như thế không đủ. Người thuê bạn hay khách hàng cần có ngữ cảnh. Chúng tôi cần hiểu được bạn là ai, cách bạn làm việc và cách bạn có thể đóng góp cho team hay văn hóa của chúng tôi.
7. HÃY COI MỖI CASE STUDY NHƯ LÀ MỘT BÀI VIẾT TRÊN TẠP CHÍ.
Nó phụ thuộc vào nội dung và layout của bạn. Việc sử dụng một template giống nhau cho các case study của bạn thì cũng không vấn đề gì, nhưng bạn ít nhất nên điều chỉnh để phù hợp với dự án và hình ảnh sản phẩm của bạn.
Hãy nghĩ về cách các bài báo tạp chí dàn layout. Chúng được thiết kế làm bạn đắm chìm trong từng trang và tạo ra một trải nghiệm. Chúng kèm theo những hình ảnh ở những nơi nhất định để minh họa cho một quan điểm hoặc mang lại cảm giác ra đời thật. Chúng dùng những câu trích dẫn để khơi gợi sự quan tâm của bạn hoặc chỉ ra một phần đặc biệt đáng nhớ của câu chuyện. Họ ngắt đoạn văn bằng hình ảnh, nhưng cẩn thận để không gián đoạn trải nghiệm đọc của bạn.
---------------------------------------------
Tôi có thế tiếp tục nữa, nhưng khi nói về điều này, không có một khuôn mẫu phù hợp cho tất cả mọi người khi làm về case study. Tất cả phụ thuộc vào bạn, dự án, phong cách của bạn và loại công việc bạn đang làm. Hãy luôn nhớ là viết chon một người nào đó ở bên kia màn hình. Đó là một người đang tuyển bạn cho một vị trí sau tất cả - và thường người đó là một nhà tuyển dụng hoặc một người nào đó không nhất thiết là một designer giống bạn. Thiết kế portfolio của bạn và viết case study của bạn cùng với người đọc trong tưởng tượng, và bạn sẽ một bước gần hơn với những công việc bạn muốn làm.
Tác giả: Tobias van Schneider
Nguồn: https://vanschneider.com/blog/portfolio-tips/write-project-case-studies-portfolio/
GD: Phạm Hồng Phúc