Critical thinking - Tư duy biện chứng

Critical thinking - tư duy biện chứng

Mình nhớ thời gian nhập học tại đại học Sydney bọn mình có hẳn 02 tuần để nghe các chuyên gia về tâm lý học, sức khoẻ, giáo dục chia sẻ về văn hoá nước Úc, đặc tính đa văn hoá môi trường quốc tế, kỹ năng thích nghi, kỹ năng đọc & có một kỹ năng để tiếp nhận bài học hiệu quả là kỹ năng suy nghĩ biện chứng (critical thinking). Khái niệm này hoàn toàn không mới đối với nhiều người. Tuy nhiên vận dụng hiểu quả critical thinking trong công việc & cuộc sống đời thường không đơn giản.
Có một sự nhầm lẫn khá phổ biến là đồng hoá suy nghĩ biện chứng với thói quen hay nghi ngờ, sâu hơn là đa nghi tất cả.
"Hãy biết hoài nghi tất cả” là câu trả lời của Karl Marx khi con gái hỏi về câu châm ngôn mà ông thích nhất.
Hoài nghi tất cả, hiểu như thế nào cho đúng?
Hoài nghi đây là về vấn đề, về tính xác thực, tính logic và tính khách quan của bất cứ vấn đề nào. Thế giới này tồn tại trong thể động và thay đổi liên tục. Không có chân lý nào là vĩnh cửu, không có lý thuyết nào đúng tuyệt đối cho mọi tình huống. Biện chứng chính là ở đây. Đừng tin thụ động một vấn đề gì cả, dù 99,99% đúng thì xác suất không đúng vẫn có thể xảy ra với ai đó. 
Người suy nghĩ biện chứng đặt nhiều hoài nghi vào vấn đề thay vì hoài nghi về con người. Tôi hoài nghi vấn đề anh nói chứ không phải tôi nghi ngờ con người của anh.
Người đa nghi (kiểu nói thông dụng là đa nghi Tào Tháo) là đa nghi con người. Đối với họ ai cũng đáng nghi hết. Họ không tin một ai ngoài chính bản thân họ. Đa nghi con người chính là rào cản để có tư duy Critical thinking đúng nghĩa. Tại sao? Vì con người là mang tính chủ quan. Sự vật là khách quan. Khi auto nghi ngờ tất cả con người quanh ta, vô tình chúng ta đã lấy con người làm trung tâm của nhận thức thay vì sự vật khách quan. Điều này thể hiện rất rõ trong tranh luận. Ở bất cứ tình huống nào, khi những người tham gia bị định kiến với nhau, họ sẽ rơi vào cãi nhau giữa người với người thay vì tập trung làm sáng tỏ vấn đề cần tranh luận. Những cuộc tranh luận như vậy thường không mang lại kết quả hữu ích nào cho các bên cả. Người hay đa nghi và suy nghĩ tiêu cực lại hay dễ cả tin. Ngược lại, người có "suy nghĩ biện chứng" lại là người không dễ thuyết phục nhưng có thái đội khách quan đối với mọi vấn đề.
Biết nghi ngờ đúng cách và dám tin khi cần. Thế nên biện chứng là một năng lực đặc biệt. 
BrandSon - Sơn Đức Nguyễn 
Countryman

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Ví dụ về chiêu trò marketing bẩn là gì?
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
Làm thế nào để viết case study về dự án cho Portfolio của bạn
6 Bước cơ bản để tham gia chơi Game NFT
10 TIP ĐỂ LÀM CÔNG VIỆC FREELANCER HIỆU QUẢ
Đừng bao giờ xem thường bài báo cáo công việc


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Những đặc thù của ngành thời trang khi làm truyền thông
TRANSFERABLE SKILLS - KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ? TẠI SAO NHÓM KỸ NĂNG NÀY LẠI NGÀY MỘT QUAN TRỌNG?
Marketing dựa trên sự sợ hãi - Đòn tâm lý gây tranh cãi
Đừng bao giờ xem thường bài báo cáo công việc
10 TIP ĐỂ LÀM CÔNG VIỆC FREELANCER HIỆU QUẢ
Hiểu đúng về bản sắc nhận diện thương hiệu (Corporate identity - CI)