MARKETING DỰA TRÊN SỰ SỢ HÃI - ĐÒN TÂM LÝ GÂY TRANH CÃI
Nỗi sợ hãi luôn dễ dàng chi phối suy nghĩ và hành động của người bởi mọi người không muốn chịu những đau đớn hay tổn thương. Nắm bắt được cảm xúc này, các quảng cáo đã khơi gợi sự bất an, lo lắng để thúc giục khách hàng có những hành động cụ thể.
Việc sở hữu thiết bị di động các nhân và sự bùng nổ của mạng xã hội đã khiến việc áp dụng chiêu thức marketing này càng trở nên rộng rãi. Các thương thiệu luôn cố gắng “gia tăng nỗi sợ” trên diện rộng để “ép buộc” khách hàng phải rút ví hay thực hiện càng hành động để loại bỏ hiểm họa.
Marketing dựa trên nỗi sợ hãi (fear based marketing) có nhiều mức độ khác nhau nhưng có một dạng mà các bạn có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày là nỗi sợ bỏ mất cơ hội - Fear Of Missing Oppotunities (FOMO). Ví dụ: “cơ hội cuối cùng để nhận ưu đãi 50%”, “chỉ còn một ngày duy nhất để đặt trước với giá xxx”, “Chỉ còn x vị trí để đăng ký”,... Phương thức này thường giúp tăng doanh số nhanh chóng trong ngắn hạn.
Một ví dụ khác: thương hiệu Lifebouy tận dụng nỗi sợ trong thời dịch bệnh với những câu từ đánh trực tiếp vào tâm lý người tiêu dùng như “chủng mới lây lan nhanh”, “bàn tay vốn là nơi trú ẩn ưa thích của hàng triệu virus”. Và giải pháp mà Lifebouy đưa ra là sản phẩm nước/gel rửa tay với khả năng “bảo vệ con trẻ”, “ làm sạch tay, khử khuẩn”, “bảo vệ khỏi 99.9% vi khuẩn gây bệnh chỉ trong 10 giây” để khách hàng có thể sử dụng sản phẩm làm biện pháp ngăn chặn nỗi lo lây nhiễm dịch bệnh.
Vậy làm thế nào sử dụng marketing dựa trên nỗi sợ hãi?
Chúng ta cảm thấy nguy hiểm thông qua 2 nguyên nhân chính:
- Nhận thức mức độ tổn thương: “Nó có thể làm đau tôi như thế nào?”
- Nhận thức mức độ nghiêm trọng: “Nó sẽ tệ đến mức nào?”
Ngoài ra còn một nhân tố nữa là tính hiệu quả. Đó là nhận thức của mọi người xem họ có thể làm bất cứ điều gì liên quan tới mối nguy hiểm hay không. Họ sẽ không thực hiện hành động nếu họ nghĩ bản thân không có khả năng kiểm soát tình hình, do đó bạn phải chứng minh những điều sau đối với người tiêu dùng rằng:
- Họ rất có khả năng bị ảnh hưởng
- Khi họ bị ảnh hưởng, họ sẽ cảm thấy tổn thương
- Họ có khả năng để tránh nỗi đau trên
TẠI SAO MARKETING DỰA TRÊN NỖI SỢ HÃI LẠI GÂY TRANH CÃI
Marketing dựa trên nỗi sợ hãi không dễ sử dụng và có thể gây phản cảm hay tác dụng ngược nếu không khéo léo. Nếu một thương hiệu lạm dụng nỗi sợ quá nhiều để marketing, khách hàng sẽ dần cảm thấy tiêu cực và tìm đến những thương hiệu khác có sắc thái tích cực hơn. Trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều người đã sử dụng nỗi sợ hãi về việc nhiễm bệnh để tăng giá bán các mặt hàng cần thiết như khẩu trang, nước rửa tay, kính chống giọt bắn,... Hay một thương hiệu nước mắn nổi tiếng đã đánh vào tâm lý người tiêu dùng rằng nước mắm truyền thống có chất gây hại cho sức khỏe và tôn vinh nước mắm “công nghiệp” của họ. Do đó, truyền thông bằng nỗi sợ hãi có thể bị đánh đồng là vô đạo đức, vô đạo đức xã hội lẫn vô đạo đức kinh doanh.
Truyền thông bằng nỗi sợ hãi luôn là con dao hai lưỡi vì thế doanh nghiệp cần sử dụng sao cho khéo léo và không lạm dụng quá nhiều để tránh dẫn đến những “thảm họa truyền thông” và khiến danh tiếng sụp đổ hoàn toàn. Thông điệp mà doanh nghiệp sử dụng để truyền thông luôn phải khách quan khi cảnh báo về các mối nguy. Tốt nhất, truyền thông dựa trên nỗi sợ hãi không nên bịa đặt, cố tình bóp méo thông tin nhằm trục lợi trên tâm lý hoang mang của người khác.
TG - Đặng Thanh Vân
Nỗi sợ hãi luôn dễ dàng chi phối suy nghĩ và hành động của người bởi mọi người không muốn chịu những đau đớn hay tổn thương. Nắm bắt được cảm xúc này, các quảng cáo đã khơi gợi sự bất an, lo lắng để thúc giục khách hàng có những hành động cụ thể.
Việc sở hữu thiết bị di động các nhân và sự bùng nổ của mạng xã hội đã khiến việc áp dụng chiêu thức marketing này càng trở nên rộng rãi. Các thương thiệu luôn cố gắng “gia tăng nỗi sợ” trên diện rộng để “ép buộc” khách hàng phải rút ví hay thực hiện càng hành động để loại bỏ hiểm họa.
Marketing dựa trên nỗi sợ hãi (fear based marketing) có nhiều mức độ khác nhau nhưng có một dạng mà các bạn có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày là nỗi sợ bỏ mất cơ hội - Fear Of Missing Oppotunities (FOMO). Ví dụ: “cơ hội cuối cùng để nhận ưu đãi 50%”, “chỉ còn một ngày duy nhất để đặt trước với giá xxx”, “Chỉ còn x vị trí để đăng ký”,... Phương thức này thường giúp tăng doanh số nhanh chóng trong ngắn hạn.
Một ví dụ khác: thương hiệu Lifebouy tận dụng nỗi sợ trong thời dịch bệnh với những câu từ đánh trực tiếp vào tâm lý người tiêu dùng như “chủng mới lây lan nhanh”, “bàn tay vốn là nơi trú ẩn ưa thích của hàng triệu virus”. Và giải pháp mà Lifebouy đưa ra là sản phẩm nước/gel rửa tay với khả năng “bảo vệ con trẻ”, “ làm sạch tay, khử khuẩn”, “bảo vệ khỏi 99.9% vi khuẩn gây bệnh chỉ trong 10 giây” để khách hàng có thể sử dụng sản phẩm làm biện pháp ngăn chặn nỗi lo lây nhiễm dịch bệnh.
Vậy làm thế nào sử dụng marketing dựa trên nỗi sợ hãi?
Chúng ta cảm thấy nguy hiểm thông qua 2 nguyên nhân chính:
- Nhận thức mức độ tổn thương: “Nó có thể làm đau tôi như thế nào?”
- Nhận thức mức độ nghiêm trọng: “Nó sẽ tệ đến mức nào?”
Ngoài ra còn một nhân tố nữa là tính hiệu quả. Đó là nhận thức của mọi người xem họ có thể làm bất cứ điều gì liên quan tới mối nguy hiểm hay không. Họ sẽ không thực hiện hành động nếu họ nghĩ bản thân không có khả năng kiểm soát tình hình, do đó bạn phải chứng minh những điều sau đối với người tiêu dùng rằng:
- Họ rất có khả năng bị ảnh hưởng
- Khi họ bị ảnh hưởng, họ sẽ cảm thấy tổn thương
- Họ có khả năng để tránh nỗi đau trên
TẠI SAO MARKETING DỰA TRÊN NỖI SỢ HÃI LẠI GÂY TRANH CÃI
Marketing dựa trên nỗi sợ hãi không dễ sử dụng và có thể gây phản cảm hay tác dụng ngược nếu không khéo léo. Nếu một thương hiệu lạm dụng nỗi sợ quá nhiều để marketing, khách hàng sẽ dần cảm thấy tiêu cực và tìm đến những thương hiệu khác có sắc thái tích cực hơn. Trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều người đã sử dụng nỗi sợ hãi về việc nhiễm bệnh để tăng giá bán các mặt hàng cần thiết như khẩu trang, nước rửa tay, kính chống giọt bắn,... Hay một thương hiệu nước mắn nổi tiếng đã đánh vào tâm lý người tiêu dùng rằng nước mắm truyền thống có chất gây hại cho sức khỏe và tôn vinh nước mắm “công nghiệp” của họ. Do đó, truyền thông bằng nỗi sợ hãi có thể bị đánh đồng là vô đạo đức, vô đạo đức xã hội lẫn vô đạo đức kinh doanh.
Truyền thông bằng nỗi sợ hãi luôn là con dao hai lưỡi vì thế doanh nghiệp cần sử dụng sao cho khéo léo và không lạm dụng quá nhiều để tránh dẫn đến những “thảm họa truyền thông” và khiến danh tiếng sụp đổ hoàn toàn. Thông điệp mà doanh nghiệp sử dụng để truyền thông luôn phải khách quan khi cảnh báo về các mối nguy. Tốt nhất, truyền thông dựa trên nỗi sợ hãi không nên bịa đặt, cố tình bóp méo thông tin nhằm trục lợi trên tâm lý hoang mang của người khác.
TG - Đặng Thanh Vân