Thuốc Nattokinase có tác dụng chống đột quỵ thật không

Nattokinase
<Đừng nghe tin đồn về Nattokinase>
Hôm nay mình được đề nghị làm thêm việc "Bác sĩ chống tin đểu từ Nhật Bản" ???? 
Cơ duyên vụ này liên quan tới Sản phẩm chống đột quỵ có Nattokinase đang được chào hàng ở Việt Nam làm khối người ...rung động con tim. 
Xin thưa nếu gọi là THUỐC chống đột quỵ thì bên Nhật phải do bác sĩ kê đơn theo dõi, chịu trách nhiệm; còn bệnh nhân sẽ được bảo hiểm chi trả 70-100% chớ hông phải tự mua trên A-má-zồn, hay ở quầy đầu đường đâu nha. Mấy cái đó là kiểu Thực phẩm chức năng rồi, mà TPCN thì không được chém gió về công dụng chống đột quỵ gì đâu. Bên Nhật mà nói thế là bị túm gáy phạt tiền liền. 
Các sản phẩm Nattokinase này dùng chiêu nguỵ biện kiểu suy luận bắc cầu rất tinh vi, bà con lưu ý nhé. Người đang khoẻ mà lỡ mua rồi thì cười vui, coi như góp tiền xây dựng nước Nhật (và giúp người Việt buôn hàng Nhật). Mình chỉ lo cho những người đang có nguy cơ đột nguỵ (cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, béo phì,...) mà tin theo ba cái này, lơ là việc quản lý giảm nguy cơ của mình thì rất nguy hiểm. 
Vì thế, mọi người thấy ai đang xem quảng cáo về Nattokinase thì nhắc họ...bảo trọng giúp họ sáng suốt hơn với nha!
Bác sĩ - Pham Nguyen Quy

BS - Pham Nguyen Quy: Bệnh nhân có tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu nên tránh sử dụng nattokinase. Bệnh nhân bị rối loạn đông máu và đang điều trị bằng thuốc chống đông máu, tiêu sợi huyết hoặc chống huyết khối nên tránh nattokinase. Nattokinase cũng có thể ảnh hưởng tới xét nghiệm các chỉ số đông máu.
BS - Phan Xuân Trung: Nattokinase ảnh hưởng các chỉ số đông máu như thế nào vậy bs Quý? Cơ chế nào gây ra rối loạn này?
BS - Pham Nguyen Quy: Em xin chia sẻ lại thông tin trên MSCKK chuyên mục Herbs nhé: "Các nghiên cứu in vitro cho thấy nattokinase làm giảm sự hình thành cục máu đông bằng cách tách và làm bất hoạt chất ức chế hoạt hóa plasminogen (PAI) thông qua quá trình phân giải protein ở liên kết peptide P1-P1. PAI là chất ức chế chính của chất kích hoạt plasminogen mô (tPA) giúp chuyển plasminogen thành plasmin. Việc bất hoạt PAI cho phép hoạt động tPA lớn hơn và tăng khả năng phân giải cục máu đông (10) (11). Khi không có PAI, nattokinase ảnh hưởng đến quá trình phân giải protein trực tiếp của fibrin; tuy nhiên, tác dụng này ít hơn so với khả năng phân giải protein đạt được bằng con đường qua trung gian PAI (2). Hoạt tính tiêu sợi huyết của nattokinase được ước tính gấp bốn lần so với plasmin (12). Dù chưa có chứng minh trực tiếp là nó ảnh hưởng tới chỉ số đông máu trên người (và người như thế nào? ảnh hưởng tới đâu?), về mặt lý thuyết những tác dụng này là có thể xảy ra và người ta chỉ yêu cầu cẩn trọng thôi anh. Người thân của bạn Oanh Dang đã từng trải qua một vụ tương tự và có cảnh báo ở trên. Đã có ít nhất 1 ca bệnh bị nghi ngờ chảy máu nội tạng và tử vong liên quan tới Nattokinase. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35003944/
Link gốc trên MSCKK: Trung tâm y khoa nổi tiếng của Hoa Kỳ (có thêm tin bài trung lập về các loại TPCN khác) https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/nattokinase
BS - Phan Xuân Trung: Ok. Nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông là có thật, không phải như uống bột mì. Và thậm chí nó có thể làm xuất huyết nếu uống cùng các thuốc tan máu khác. Và tác dụng đó cũng mang tính suy đoán.
Trong tài liệu khác thì có nói, uống Nattokinase trong 3 năm vẫn an toàn.
Vậy đủ rồi ha. Bạn làm tôi hoang mang quá!
BS - Pham Nguyen Quy: vâng anh, như chuyện ăn chuối ị tốt hơn là có thật; vậy chuối cũng là thực phẩm có chức năng đấy chứ? Tác dụng trên chuột, tác dụng dược lý là có nhưng chắc chắn tới đâu thì chưa rõ nên người ta mới cấm ko chém gió như là thuốc phòng đột quỵ ở Nhật. Ở VN thì quăng bom quen rồi, tuỳ ngưỡng tin của mọi người (theo từ rất hay của Kieu Anh)
Kieu Anh: Không rõ liều dùng, không rõ tác dụng phụ, không rõ chống chỉ định, không rõ tương tác với các thuốc điều trị (TPCN thường quảng cáo là để HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ XYZ nhưng ngay cả tương tác như nào với các thuốc mà bệnh nhân mắc bệnh XYZ đang dùng cũng không nói đến), không rõ cả về tác dụng thực trên người (vì không có nghiên cứu trên người hoặc có nhưng chưa đủ độ tin cậy)... hàng loạt các cái "không rõ" như vậy, mà vẫn quảng cáo được thì đúng chịu thua ????
Ví như quả chuối giàu Kali, táo bón có thể ăn nhưng bệnh nhân suy thận thì cũng không nên ăn. Nếu chỉ quảng cáo một phía (là táo bón nên ăn), mà không nói phía còn lại (là bệnh nhân suy thận cần thận trọng / không ăn / ăn ít ... ) thì làm gì còn tính trung thực nữa, làm gì có tư cách nói rằng đang nhân danh "sự thật", rằng đang nói về một cái "có thật" nữa
Haiz
https://congly.vn/bo-y-te-bac-si-quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-la-vi-pham-phap-luat-379271.html
Tạ Văn Sang: Vấn đề TPCN quá tràn lan, có thể phải phải chấp nhận nếu nó vô hại. Nhưng, Nattokinase quảng cáo loãng máu có tác dụng phòng đột quỵ thì quá nguy hiểm, vì những người nằm trong nhóm nguy cơ xuất huyết não thì lại phản tác dụng.
Oanh Nguyen: 5 năm trước là em đã biết công dụng của loại này là tác hại cho ai đang dùng thuốc kháng đông do bs chỉ định. em ngày xưa cũng hay sỉ lắm, mang tiếng con gái ở Nhựt mua dìa cho mẹ sài, ai dè bị bs la nè. từ đó tuyệt đối kh cho ngừoi nhà dùng anh ạh. ai uống cho vui thì dc. chứ đừng lạm dụng ạh.
BS - Phan Xuân Trung: nếu dùng chung kháng đông với Nattokinase thì điều gì xảy ra?
Oanh Nguyen: do mẹ em đã xảy ra đột quỵ lần một may mắn là kip thời phẩu thuật, nhưng di chứng để lại là nặng, sau đó điều trị theo chỉ định bs, em lại nghe nói thuốc này dùng tốt lại mua về cho uống hằng ngày. lúc đó thuốc kháng đông cộng thêm chức năng TPCN làm giảm ,máu loãng hơn, rồi nguy cơ xuất máu não. may là người nhà báo cáo bs sớm về việc dùng TPCN. nên đã bị nhắc nhở là dừng lại. Sau thời gian dài tìm hiểu thì biết rằng cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,…. tích tụ mà kh quản lý kỹ, người bệnh ở vn tự quản, nên nhiều khi lơ là, vì những bệnh nền đó kh đau đớn nhưng khi vỡ ra là đối diện với cửa tử. Nên so với bản thân và người thân mình em sẽ kh cho dùng TPCN ạh. còn bạn bè dùng thì hãy suy nghĩ là bổ sung hay tinh thần cho vui ạh.
BS - Phan Xuân Trung: cảm ơn đã giải thích. Có nghĩa là sự cộng hưởng tan máu của thuốc và Nattokinase có thể gây hại cho bệnh nhân. Đúng không? Dùng Aspirin 81 hay Clopidogrel đơn trị cũng có thể gây xuất huyết não hay dạ dày. Còn các tài liệu nói dùng Nattokinase 3 năm vẫn an toàn. Vậy sao không chọn Nattokinase cho lành?
Quyên Trứng Gà: Phan Xuân Trung Xin chào Bác Sĩ Trung,
Bằng tất cả lòng kính trọng với người làm nghề y nói chung và bác sĩ nói riêng, em xin phép được trả lời 3 câu hỏi của BS đã đặt ra bằng kiến thức hạn hẹp của mình + 1 chút khảo cứu cơ bản (Google), mong nhận được góp ý chân thành của bác sĩ Trung, bác sĩ Pham Nguyen Quy và mọi người.
Em xin nhấn mạnh lại là e hoàn toàn không đứng về phía ủng hộ/phản đối, mà thuần tuý chỉ là 1 nghiên cứu sinh và muốn tìm hiểu tới tận cùng 1 vấn đề trong khả năng của mình bằng các thông tin evidence-based.
Câu hỏi 1: Nếu dùng chung thuốc kháng đông với Nattokinase thì có ảnh hưởng gì không?
Trả lời: Việc dùng chung thuốc kháng đông và Nattokinase có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Lý do là Nattokinase có khả năng phân giải fibrin - một loại protein giúp hình thành cục máu đông, và làm giảm hoạt động của PAI-1 (một chất ức chế quá trình chuyển hóa fibrin)
→ Do đó, nếu đang sử dụng các loại thuốc kháng đông như warfarin, heparin, clopidogrel, hay enoxaparin, lời khuyên là nên tránh sử dụng Nattokinase HOẶC NẾU VẪN MUỐN SỬ DỤNG nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
Câu hỏi 2: Nattokinase làm thay đổi các chỉ số đông máu như thế nào (cơ chế)?
Câu hỏi 3: Cơ chế nào khiến Nattokinase có khả năng chống đông máu?
Trả lời: Vì câu 2 và 3 đều em hiểu chung là “cơ chế”, nên em gộp thành 1.
Nattokinase có thể thay đổi một số chỉ số đông máu bằng cách tăng hoạt động của tPA và uPA, 2 protein có khả năng phá vỡ fibrin.
Ngoài ra, Nattokinase cũng giảm lượng vWF, protein này có liên quan đến nguy cơ đột quỵ (trong 1 comment bên trên của em).
Một số nghiên cứu nhỏ cũng chỉ ra rằng Nattokinase có thể giúp giảm áp lực máu tâm thu và tâm trương ở những người có huyết áp cao.
→ Có thể xem như “tốt” cho người có nguy cơ đột quỵ cao.
Các nguồn tài liệu em dùng để tham khảo và soạn thảo 2 câu trả lời cho 3 câu hỏi bên trên:
1. Nattokinase | Memorial Sloan Kettering Cancer Center. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/nattokinase
2. Effects of Nattokinase on Blood Pressure: A Randomized ... - Nature. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://www.nature.com/articles/hr2008203.pdf
3. False claim nattokinase dissolves COVID-19 spike protein | Fact check. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://www.usatoday.com/story/news/factcheck/2023/07/21/false-claim-nattokinase-dissolves-covid-19-spike-protein-fact-check/70443445007/
4. Nattokinase: An Oral Antithrombotic Agent for the Prevention of ... - MDPI. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://www.mdpi.com/1422-0067/18/3/523
5. Nattokinase: Lợi ích, tác dụng phụ và cảnh báo - Verywell Health. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://www.verywellhealth.com/what-is-nattokinase-89831.
6. Nattokinase: Lợi ích sức khỏe, thông tin an toàn, liều lượng và hơn thế nữa - WebMD. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://www.webmd.com/diet/health-benefits-nattokinase
7. Nattokinase - Wikipedia. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://en.wikipedia.org/wiki/Nattokinase.
8. Nattokinase - Uses, Side Effects, and More - WebMD. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1084/nattokinase
9. Nattokinase Uses, Benefits & Dosage - Drugs.com Herbal Database. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://www.drugs.com/npp/nattokinase.html.
10. The Dangers of Nattokinase | Healthfully. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://healthfully.com/the-dangers-of-nattokinase.html.
11. Nattokinase có phân giải được các cục máu đông không? - Lower Cholesterol Serrapeptase. (2023, 13 tháng 10). Truy cập từ https://www.lowercholesterolserrapeptase.com/.../does.../.
12. https://doi.org/10.3390/ijms18030523
13. https://academic.oup.com/.../article.../63/12/1121/5135959.
14. https://link.springer.com/article/10.1007/s00253-014-6135-3.
Ngoài lề: em không phải là NVYT, chỉ là 1 người bình thường. Mong nhận được đóng góp của mọi người.
Quynhmai Nguyen: Pham Nguyen Quy
▪️ĐÚNG RỒI em
▪️Cho cô hỏi món Natto là đậu nành lên men - người Nhật họ ăn thế nào?
▪️Việt Nam ăn CHAO cũng là đậu nành lên men?! Vậy Natto # CHAO Việt Nam?!
Quyên Trứng Gà: Pham Nguyen Quy
Cảm ơn bác sĩ Quý rất nhiều vì đã cảnh báo rất cẩn thận.
WebMD cũng đưa ra cảnh báo tương tự:
[…Hiện tại, không có liều lượng tiêu chuẩn cho nattokinase và cũng không có quy định rõ ràng về chất lượng và thành phần của sản phẩm. Ngoài ra, nattokinase có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy máu, dị ứng hoặc tương tác với một số thuốc kê đơn…]
https://www.webmd.com/diet/health-benefits-nattokinase
https://www.webmd.com/.../ai/ingredientmono-1084/nattokinase
Phan Xuân Trung: Quyên Trứng Gà Tôi đọc và thấy dùng Nattokinase suốt 3 năm không gây hại gì. Và tôi cũng thấy Nattokinase gây loãng máu, tức là có tác dụng chống cục máu đông. Và tài liệu cũng ghi sử dụng với cảnh báo. Vừa an toàn, vùa có tác dụng chống đông, vậy thì bạn chống việc sử dụng Nattokinase ở chỗ nào?
Quyên Trứng Gà: Phan Xuân Trung dạ thưa bác sĩ, em xin nhắc lại em hoàn toàn không có ý kiến (chống lại / ủng hộ) ạ.
Em chỉ trích dịch lại 1 số thông tin “special precautions & warning” về tình trạng “bleeding disorders”.
Thân mến
Quyên.
Quyên Trứng Gà: Huyen Tram Nguyen Thi Chào Trâm,
Theo mình biết thì Heparin không được dùng qua đường uống. Heparin là một loại thuốc chống đông máu không thể hấp thụ qua đường tiêu hóa. Do đó, Heparin thường được dùng qua đường tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
Heparin dùng qua đường tiêm và đường bôi có những khác nhau về hiệu quả, tác dụng phụ và cách sử dụng:
- Heparin qua đường tiêm là một loại thuốc chống đông máu được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến máu đông, như huyết khối động mạch vành, huyết khối phổi hay huyết khối tĩnh mạch sâu. Heparin qua đường tiêm cần được theo dõi cẩn thận bằng cách xét nghiệm máu thường xuyên để điều chỉnh liều lượng phù hợp.
- Heparin qua đường bôi là một loại thuốc chống viêm và chống sưng, được dùng để điều trị các vết thương ngoài da, như nứt kẽ hậu môn, loét da hay chấn thương. Heparin qua đường bôi không có tác dụng chống đông máu.
Về tác động lâu dài:
Heparin tác động lâu dài có thể gây ra một số biến chứng cho sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số biến chứng thường gặp là xuất huyết, giảm tiểu cầu do heparin (HIT), tăng men gan hay dị ứng. Khi sử dụng heparin lâu dài cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần phải theo dõi chặt chẽ các chỉ số máu và các triệu chứng bất thường để phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng.
Bạn search Google từ khoá này để tìm thêm thông tin tham khảo: “Hướng dẫn sử dụng thuốc heparin của Bộ Y tế Việt Nam”.
Hoặc đọc ở đây: http://hoiyhoctphcm.org.vn/134/
Quyên Trứng Gà: Huyen Tram Nguyen Thi À, ý Trâm muốn hỏi về các tài liệu tham khảo luôn đúng không?
Mình liệt kê ra các tài liệu có thể hữu ích bằng tiếng Anh và tiếng Việt cho Trâm xài (APA nha).
Tiếng Việt:
1. Thuốc Heparin: Chỉ định, cách dùng và lưu ý | Vinmec. (2023, Tháng Mười 13). Truy cập từ https://vinmec.com/.../thuoc-heparin-chi-dinh-cach-dung.../.
2. Điều trị chống đông | Hội Y Học TP.HCM. (2023, Tháng Mười 13). Truy cập từ http://hoiyhoctphcm.org.vn/134/.
3. Thuốc chống đông Heparin | Pharmog. (2023, Tháng Mười 13). Truy cập từ https://pharmog.com/wp/heparin/.
Tiếng Anh:
(1) American Society of Hematology (2021). Hướng dẫn sử dụng heparin trong điều trị và phòng ngừa huyết khối ở bệnh nhân nhiễm COVID-19. Blood Advances, 5(3), 872-888. https://doi.org/10.1182/bloodadvances.2020003763 (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(2) National Center for Biotechnology Information (2019). Heparin. Trong StatPearls [Internet]. StatPearls Publishing. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538247/ (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(3) Cochrane Vascular Group (2019). Thay thế rửa heparin bằng rửa muối để phòng ngừa biến chứng của các ống nội mạch trung tâm dài hạn. Cochrane Database of Systematic Reviews, 2019(4). https://www.cochrane.org/.../replacing-heparin-flushing... (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(4) Monagle, P., Cuello, C.A., Augustine, C., Bonduel, M., Brandão, L.R., Brown, G., ... & Massicotte, P. (2018). Quản lý huyết khối ở trẻ em và trẻ sơ sinh: sử dụng thực tế của heparin và các chất chống đông mới. Hematology 2018, 399-406. https://doi.org/10.1182/asheducation-2018.1.399 (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(5) Paediatric Infant Perinatal Emergency Retrieval (2023). Heparin. Trong Neonatal Medication Guidelines [Internet]. The Royal Children's Hospital Melbourne. https://www.rch.org.au/.../neonatal_medication.../heparin/ (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(6) The Royal Children's Hospital Melbourne (2020). Hướng dẫn điều trị chống đông máu. Trong Clinical Practice Guidelines [Internet]. The Royal Children's Hospital Melbourne. https://www.rch.org.au/.../Anticoagulation_Therapy.../ (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(7) Wikipedia (2023). Heparin. Trong Wikipedia, The Free Encyclopedia [Internet]. Wikimedia Foundation, Inc. https://en.wikipedia.org/wiki/Heparin (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(???? News-Medical.net (2019). Nguồn gốc của heparin. Trong News-Medical.net [Internet]. AZoNetwork UK Ltd. https://www.news-medical.net/health/Heparin-Sources.aspx (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(9) Healthline (2018). Heparin: Tác dụng phụ, liều lượng, công dụng và nhiều hơn nữa. Trong Healthline [Internet]. Healthline Media a Red Ventures Company. https://www.healthline.com/.../heparin-injectable-solution (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(10) Practo (2020). Heparin Topical - Công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, giá, thành phần. Trong Practo [Internet]. Practo Technologies Pvt. Ltd. https://www.practo.com/medicine-info/heparin-topical-440-api (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(11) Renuerx (2020). Thuốc bôi ngoài da so với thuốc uống: Hình thức nào hoạt động tốt hơn? Trong Renuerx [Internet]. Renuerx. https://renuerx.com/.../topical-vs-oral-medications.../ (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(12) Drugs.com (2021). Tác dụng phụ của heparin. Trong Drugs.com [Internet]. Drugs.com. https://www.drugs.com/sfx/heparin-side-effects.html (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(13) Drugs.com (2021). Heparin. Trong Drugs.com [Internet]. Drugs.com. https://www.drugs.com/monograph/heparin.html (Ngày truy cập: 13/10/2023).
(14) EMCrit Project (2019). Heparin. Trong The Internet Book of Critical Care [Internet]. EMCrit Project. https://emcrit.org/ibcc/heparin/ (Ngày truy cập: 13/10/2023).
Tạ Văn Sang: Phan Xuân Trung Bs Trung ủng hộ dùng Nattokinase vì có tác dụng chống đông thì sẽ phù hợp với những người có nguy cơ tắc mạch não, nhưng với những người có nguy cơ xuất huyết não mà dùng thì liệu có làm tăng nguy cơ không nhỉ?
Quyên Trứng Gà: Tạ Văn Sang Chào ThS Sang, Nattokinase có thể gây ra tác dụng phụ như xuất huyết, đặc biệt là khi kết hợp với các thuốc chống đông khác như aspirin.
Trong 1 báo cáo y khoa vào năm 2008, 1 bệnh nhân đã bị xuất huyết não sau khi dùng nattokinase kèm với aspirin trong 7 ngày: https://www.jstage.jst.go.jp/.../47/5/47_5_467/_article
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có xuất huyết não cũng có các vết xuất huyết vi mô (microbleeds) trên ảnh chụp não MRI. Đây là những dấu hiệu của bệnh mạch máu não dễ gây xuất huyết.
Vì vậy, lời khuyên an toàn cho người có nguy cơ xuất huyết não (brain hemorrhage risk) là nên thận trọng khi sử dụng nattokinase, đặc biệt là khi BN đang dùng các thuốc chống đông khác vì Nattokinase có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não ở những người có bệnh mạch máu não dễ gây xuất huyết và đang dùng các thuốc chống đông khác cùng lúc
Một số tài liệu tham khảo khác:
- Nattokinase Brain Hemorrhage Fallacy - HerbScientist. https://herbscientist.com/nattokinase-brain-hemorrhage.../.
- New Research on Nattokinase for Blood Clots, Stroke, and More. https://www.drlamcoaching.com/.../new-research-on.../.
https://doi.org/10.2169/internalmedicine.47.0620
PS: comment chỉ để tham khảo. Quyên.
Tạ Văn Sang: Quyên Trứng Gà Vậy mà quảng cáo phòng chống đột quỵ, những người thuộc nhóm nguy cơ xuất huyết não sẽ tăng đột qụy.

Pham Nguyen Quy
Xin gửi BS.Phan Xuân Trung và mọi người quan điểm hiện nay về Nattokinase của BS Nhật (mình đã xác nhận với BS chuyên khoa Tim mạch và đột quỵ của Nhật): Đúng là Nattokinase có một số công dụng tiềm năng (được đánh giá trong phòng thí nghiệm, trên chuột) nhưng hiệu quả trên người thì CHƯA RÕ RÀNG. Các nghiên cứu trên người có cỡ mẫu nhỏ, và CHƯA CÓ cái nào chứng minh được nó giúp cải thiện/giảm tỉ lệ bị đột quỵ, chỉ số cao huyết áp,...cả. Nghiên cứu chứng minh cải thiện mấy chỉ số này phải làm theo quy chuẩn phân nhóm ngẫu nhiên, mù đôi, theo dõi người ta từ 3-5 năm chứ vài tuần thì không nói được gì. Đính kèm là link về nghiên cứu duy nhất theo quy chuẩn nói trên, trên 256 người có nguy cơ bị tai biến nhưng chưa bị lần nào. Kết quả sau khi dùng (nattokinase 2,000 fibrinolytic units) trong suốt 3 năm cho thấy: Tốc độ thay đổi hàng năm của độ dày, độ cứng thành động mạch cảnh không khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm uống và không uống; việc bổ sung nattokinase không có tác dụng đáng kể trên huyết áp hoặc bất kỳ chỉ số xét nghiệm nào.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33843667/
Vì thế, quan điểm về Nattokinase chống đột quỵ cũng như quan điểm...Ăn chuối chống táo bón của Việt Nam. Nó là kiểu kinh nghiệm dân gian, có thể là trải nghiệm của một số người nhưng vẫn chưa thể là lời khuyên theo bằng chứng khoa học của giới chuyên gia y tế. Chừng nào có số liệu rõ ràng: Người có nguy cơ tim mạch như thế nào (nặng nhẹ), xài Nattokinase lượng bao nhiêu thì ngừa được tỉ lệ bị đột quỵ mấy %...thì chúng ta mới nên tuyên bố về công dụng của nó và khuyên mọi người thử dùng.

Bùi Thanh Thảo
  · 
Em chào bác sĩ ạ. Sau một thời gian tìm hiểu thông tin ( bằng tiếng Nhật) về tác dụng của nattokinaze. Thì em thấy rất nhiều bài có nói về hiệu quả nattokinaze đối với bệnh nhân bị huyết áp cao và mỡ máu, giúp làm tan các cục máu đông…
Có cả những dẫn chứng nghiên cứu về kết quả của nó.
Và huyết áp cao, mỡ máu, các cục máu đông chẳng phải là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ sao ạ?
Vậy thì nói nattokinaze giúp chống đột quỵ thì có gì là sai ạ?

Tác giả
Pham Nguyen Quy
Bùi Thanh Thảo giống như khoai lang với chuối có tác dụng chống táo bón, nhưng đâu có ai bán “thuốc Chuối” với giá đắt hơn thuốc nhuận tràng đâu em hè? Lập luận của em đang theo là cái người ta hay xài để nguỵ biện bắt cầu đoá
Pham Nguyen Quy
Bùi Thanh Thảo NVYT chính thống bên Nhật hông khuyên Bn xài Nattokinase hay ăn thêm natto để ngừa đột quỵ em nhé. Làm vậy là thiếu chuyên nghiệp; nếu em có nhận hoa hồng từ việc quảng cáo bán hàng này thì là vi phạm y đức đấy
Pham Nguyen Quy
Bùi Thanh Thảo em phải hiểu quan niệm dân gian, lời khuyên của cô giáo em khác với lời khuyên của Hiệp hội chuyên ngành. Khi nào các Bs chuyên về đột quỵ ở Nhật cũng khuyên dân Nhật mua nattokinase uống để ngừa đột quỵ đại trà thì hẵng nói thế cho người Việt nhé.
Bùi Thanh Thảo
  · 
Đây là 1 vài dẫn chứng nghiên cứu hiệu quả của nattokinaze ạ.
Bài này là công hiệu trên...CHUỘT, hông phải trên người nha em.
Quyên Trứng Gà
Bùi Thanh Thảo mình cũng mới tìm hiểu thêm, mình xin trích lược dịch lại như vầy (và không kèm theo bình luận, vì mình hoàn toàn không có ý kiến):
[…Nattokinase là một loại enzyme (chất protein) có trong natto, một món ăn truyền thống của Nhật Bản. Natto được làm từ đậu nành luộc đã được lên men bằng một loại vi khuẩn. Nattokinase có thể làm loãng máu và giúp phá vỡ các cục máu đông. Điều này có thể bảo vệ khỏi các bệnh tim mạch và các tình trạng do máu đông gây ra như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.
Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng nattokinase có thể có lợi cho người bị cao huyết áp. Hiệu ứng này dường như rõ ràng hơn ở người sinh ra với giới tính nam. Nhưng ở người sinh ra với giới tính nữ, có sự giảm của yếu tố von Willebrand (vWF). vWF là một protein tự nhiên, nhưng quá nhiều nó có thể liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Vì vậy, ít vWF có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Trong một nghiên cứu khác, nattokinase kết hợp với điều trị chuẩn (SOC) có thể giúp phục hồi sau đột quỵ. Thực tế là sau 60 ngày, các bệnh nhân đã kiểm soát được huyết áp và cholesterol.
KẾT LUẬN:
Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ là khởi đầu và cần có thêm bằng chứng để xác nhận hiệu quả và an toàn của nattokinase…]
https://www.verywellhealth.com/what-is-nattokinase-89831

Lê Thị Minh Hà Cám ơn những thông tin từ bs thực tế, bổ ích và chân thành. Người thân của mình vài người phẫu thuật bắc cầu mạch vành, người gần ngưỡng đặt stent và đã đặt, họ đều đang dùng thuốc chống đông máu hàng ngày. Họ đều ko biết khuyến cáo này. Cám ơn bs Phạm Pham Nguyen Quy !

Hương Quỳnh: Chính xác là: sản phẩm này k phải là thuốc k thể thay thế thuốc chữa bệnh. Các tác dụng được quảng cáo thì chưa được kiểm chứng và chỉ có tác dụng th khảo. Bệnh nhân ai có tiền và thấy thích uống thì uống cho vui ( chữa tâm lý). Uống cũng được mà k uống cũng k sao. K thần thánh hóa cũng k bài trừ 100%.

Luong Nguyen: Nattokinase thì cũng chỉ là natto đậu nành lên men được đóng thành viên cho dễ uống thôi. Ai ko ăn được natto thì uống viên đó. Nhưng ng Nhật nói natto rất tốt thì viên nattokinase cũng rất tốt cho mạch máu, thành mạch , thải độc tố trong máu và chống oxy hóa. Mỗi tội giá thành nó đắt quá so với natto bình thường thôi.

Luong Nguyen: Nattokinase thì cũng chỉ là natto đậu nành lên men được đóng thành viên cho dễ uống thôi. Ai ko ăn được natto thì uống viên đó. Nhưng ng Nhật nói natto rất tốt thì viên nattokinase cũng rất tốt cho mạch máu, thành mạch , thải độc tố trong máu và chống oxy hóa. Mỗi tội giá thành nó đắt quá so với natto bình thường thôi.

Các bạn có thể đọc thêm ở link bài viết gốc: TẠI ĐÂY
 

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Say xe là gì? Cách phòng chống say xe, tránh giảm say tàu xe
Bệnh Rubella là gì? phụ nữ có thai có được tiêm vắc-xin Rubella
Bệnh sốt xuất huyết – Triệu chứng các lưu ý để điều trị bệnh đúng cách tránh dẫn đến biến chứng
Sự thật detox rửa ruột, đại tràng để thanh lọc cơ thể và giảm cân?
Nguyên nhân cách điều trị Bệnh chân tay miệng cho trẻ nhỏ
Ghép Tế bào gốc tạo máu/tủy trong ung thư – huyết học


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Chảy máu cam là gì? Cách sơ cứu
Nguyên nhân gây ngộ độc pate chay - Ngộ độc Botulinum là gì?
Gan nhiễm mỡ, triệu chứng nguyên nhân cách phòng tránh
Bụi mịn là gì? Tiêu chuẩn khẩu trang N90 N95 N99 N100 là gì?
JEX Natural Joint Pain Relief ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp
Mẹ mang bầu nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 có lây cho em bé không?