Dạy con không đòn roi nên hay không?

Về dạy con không đòn roi.
Chữ Giáo (教), “Thượng sở thi, hạ sở hiệu vi Giáo” nghĩa là: bên trên thực hiện, bên dưới bắt chước theo thì được gọi là Giáo. Trong chữ giáo có chữ Tử (子) là chỉ đứa trẻ, kế bên có người thầy cầm roi (攵) để dạy. 
Bao đời nay nền giáo dục nghiêm khắc của cha ông đã tạo ra những thế hệ vĩ nhân hoặc ít ra nếu không phải vĩ nhân thì đa phần cũng hiểu thông lễ-nghĩa. Không có hình phạt thì không có chuẩn mực, lề lối và đạo lý. 
Dạo gần đây khi Internet phát triển thì bắt đầu có những anh chị ra rả về giáo dục khai-phóng, dân chủ, không đòn roi, tỏ ra cấp tiến. Không quên mỉa mai nền giáo dục Việt Nam là khô khan, lạc hậu và bạo lực à cơ. 
Trước hết cần phải nhắc các anh chị đừng ghép chung bạo hành và phạt roi. Hai điều này hoàn toàn khác nhau. Tại Mỹ, đòn roi được coi là hình phạt hợp pháp tại 19 bang trên cả nước. Các bạn suốt ngày mồm điêu vêu lên như cá lau kiếng khen giáo dục Tây Mỹ không bao giờ đánh trẻ con tạm thời có thể khép loa. 
Việc sử dụng roi để dạy con, bản chất cũng chính là dạy con cách chịu trách nhiệm cho hậu quả của mình. Đây là yêu cầu tối thượng để dạy nên một công dân tốt vì phá làng phá xóm, matday với ông bà cha mẹ, lên mạng nói ngu... đều là do không sợ hậu quả và chưa từng bị phạt. 
Nếu một đứa quý tử hỗn láo bị phạt roi vào đít năm 3 tuổi thì đến năm 30 tuổi khả năng cao nó sẽ không phải đứng trên bục đánh vần câu "kính thưa hội đồng xét xử" về tội diết người. 
Mỗi lứa tuổi sẽ có nỗi sợ khác nhau và chính nỗi sợ sẽ điều chỉnh hành vi cho con người. Nhỏ thì sợ gia quy, lớn thì sợ quốc pháp. Xã hội cứ thế vận hành. 
Một đứa trẻ khi nảy sinh ý định làm điều sai sẽ vì roi mà tự giác dừng lại. Vì nó là trẻ con nên nỗi sợ duy nhất của nó là roi. Từ đó nó sẽ ngoan. Đó là điều chắc chắn. 
Tất nhiên đánh như thế nào, đánh lúc nào và cách ứng xử với trẻ trước và sau khi phạt roi là điều các anh chị cần phải học. Đòn roi cũng như kháng sinh vậy, quá liều là sẽ thành thuốc độc. Lạm dụng bạo lực sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả quan trọng. Vì vậy, đòn roi là cần thiết nhưng nó là giải pháp sau cùng. Chính áp lực bắt chúng ta phải nỗ lực, kỷ luật sẽ đưa bạn đến những nơi mà động lực không thể làm được. 
Giáo dục, là để tạo ra những con người có lễ độ, nhân cách, hiếu nghĩa với gia đình, trung thành với Tổ quốc. Giáo dục là khen thưởng đi kèm hình phạt. Giáo dục là quá trình gian nan, giáo dục chưa bao giờ vui vì nếu vui thì chỉ cần 2 quả bóng cười cho thầy và trò là đủ. 
Anh em vô liêm sỉ vẫn cứ luôn gào rằng chỉ cần cho trẻ học ít, chơi nhiều để có tuổi thơ, lên mạng coi những ông sư 20 tuổi nói chuyện tình yêu, buông bỏ... là sau này ắt hẳn thành tài, vậy mà có người vẫn tin sái cổ. 
Tương lai đất nước đang phải trông chờ vào thế hệ con cháu chúng ta, và nếu cứ để chúng du côn, quậy phá, hỗn xược, mít ướt, đua đòi mà không có đòn roi uốn nắn thì vận mệnh dân tộc này rồi sẽ đi đâu, về đâu...
Cre - Nguyen Khanh
hậu quả của chiều con quá đà

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
TƯ DUY PHI TUYẾN TÍNH – Những công cụ của sự sáng tạo (Phần 2)
MIND MAPS® – Những công cụ của sự sáng tạo (Phần 1)
CHIẾN DỊCH MB-84 CỦA 35 NĂM TRƯỚC – BÀI HỌC HÔM NAY
Nguyên tắc đặt tên cho con trai
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
Xe điện BYD đầu tư 2 tỉ USD xây nhà máy tại Việt Nam


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Tương lai của nền kinh tế Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác?
Bức thư của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”
Viettel và cú “quay xe” nhận diện thuơng hiệu
Lan đột biến bán tiền tỉ có phải là lừa đảo không
Đàn ông rửa bát
CHUYỆN 2 QUỶ ĐÓI HÀNH THIỆN TÍCH PHÚC