Cơ chế vỡ của mũ bảo hiểm (Helmet break mechanism)

Chả là tôi có đọc được bình luận này trong một video test và quảng cáo mũ bảo hiểm của mấy anh Tung Của. Vậy quan điểm của mấy bác về vấn đề này như thế nào.

Mũ bảo hiểm vỡ

Cơ chế vỡ của mũ bảo hiểm (helmet break mechanism) được thiết kế để bảo vệ đầu của người đội trong trường hợp xảy ra va chạm. Một chiếc mũ bảo hiểm nên vỡ hoặc biến dạng khi lực tác động lên nó vượt quá một ngưỡng nhất định, nhằm hấp thụ và phân tán năng lượng va chạm, bảo vệ đầu khỏi chấn thương nghiêm trọng. Dưới đây là chi tiết về cơ chế vỡ và khi nào mũ bảo hiểm nên vỡ:
1. Cấu tạo của mũ bảo hiểm:
Vỏ ngoài (Outer shell): Thường làm từ chất liệu cứng như polycarbonate, sợi carbon, hay composite, giúp phân tán lực tác động.
Lớp xốp bên trong (Inner foam layer): Làm từ vật liệu hấp thụ lực, như EPS (expanded polystyrene), có nhiệm vụ hấp thụ năng lượng khi va chạm.
Lớp lót (Comfort padding): Cung cấp sự thoải mái khi đội và giúp giữ mũ ổn định.
2. Cơ chế vỡ của mũ bảo hiểm:
Khi có va chạm, vỏ ngoài có thể bị nứt hoặc vỡ để phân tán lực và bảo vệ lớp xốp bên trong.
Lớp xốp bên trong sẽ nén lại hoặc vỡ để hấp thụ lực từ va chạm, hạn chế việc lực truyền thẳng vào hộp sọ.
Nếu lực tác động quá lớn, cả vỏ ngoài và lớp xốp có thể bị nứt vỡ hoàn toàn.
3. Khi nào mũ bảo hiểm nên vỡ:
Trong trường hợp va chạm nghiêm trọng: Khi một lực quá lớn tác động lên mũ bảo hiểm (như tai nạn giao thông tốc độ cao), mũ bảo hiểm nên vỡ để hấp thụ và phân tán lực, nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho hộp sọ và não.
Cơ chế tiêu hao năng lượng: Mũ bảo hiểm được thiết kế để vỡ hoặc biến dạng khi năng lượng va chạm vượt quá khả năng hấp thụ của nó. Điều này giúp ngăn chặn năng lượng va đập trực tiếp lên đầu.
Vỡ trong những va chạm không thể tránh khỏi: Nếu mũ bảo hiểm vẫn nguyên vẹn sau một va chạm nghiêm trọng, điều này có thể là dấu hiệu của việc lực đã truyền qua mũ mà không được hấp thụ đủ, và do đó, người đội có nguy cơ bị chấn thương.
---------

Mũ vỡ rồi găm mảnh vỡ vào đầu thì tính sao? Găm vào mắt, vào lỗi mũi...
- Vẫn đỡ hơn vỡ đầu
- Bên chết và bên bị thương bác chọn bên nào
- Ờ. Nhưng cũng còn tùy tình huống tai nạn, ví dụ kiểu tai nạn văng ra xa rồi đầu bị va đập, hay có tình huống bị bánh xe ô tô chèn qua..., cơ mà có mũ tốt mũ chuẩn vẫn hơn.
- Vẫn đỡ hơn là đầu còn nguyên nhưng não thì nát bét như xốt cà chua khi đội mũ siêu chịu lực
- Vậy nên mới có 2 lớp lót bên trong đấy? xốp cứng với padding xịn ở những mũ cao cấp. Chứ ông nghĩ cái mũ bảo hiểm có mỗi miếng nhựa thôi à?
Chưa kể 1 bên insta death với 1 bên bị thương thì ông nghĩ cái nào tốt hơn?

Trước tôi xem vụ tai nạn bên thái, bị hổ vồ kẹp mà đội full face nên đầu còn nguyên
- Thấy bảo sau vẫn hẹo
- Người nát bét mà, còn mỗi đầu thôi bác

Nếu cmt đúng thì FIA, shoei, F1,....đều đã sai thi thử nghiệm an toàn mũ bảo hiểm đua các giải top tier, khi đặt yếu tố toàn vẹn hình dáng lên đầu tiên. Đó là vì sau cú va 300km/h, không biết có cú va chạm 600km/h nào sau đó 0.01sec hay không.
-  Mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư nó khác với loại mũ bảo hiểm cho vận động viên đua xe
Một bên được thiết kế để đảm bảo an toàn + khả năng quan sát trước sau + thoải mái khi di chuyển chậm
Một bên được thiết kế để đảm bảo an toàn tối đa cho vùng đầu khi di chuyển tốc độ cao
- Như nhau và chung một tiêu chuẩn cơ sở. Chỉ có điều là mũ đua dùng chạy 50km/h không chết nhưng ngược lại thì chắc chắn hẹo
- Mấy bác này cứ cố nhắm vào cái khả năng là mũ phải vỡ. Nhưng lại không nói đến lực bao nhiêu để vỡ và tại sao họ cố gắng cải tạo đến mốc đó. Giá thành, trọng lượng, các yếu tố tầm nhìn và hoàn cảnh sử dụng. Cái lớp phân tán lực có phải là cái lớp ngoài cùng đâu

Với 1 người 3 năm tam tai lên bàn mổ 6 lần bể mũ 4 lần ( 2 lần kia không va đập đầu, chỉ cà xuống đường) thì tôi nghĩ mũ bể là đúng. Còn mấy người không bể mũ chắc có vài người được giỗ đầu, giỗ 3 rồi

Thiết kế để vỡ khi tác động mạnh là sai roài. lớp ngoài phải cứng thì mới bảo vệ cái đầu đc.
Rồi đến lớp xốp là lớp hấp thụ lực chính.
- Đúng rồi, ông nào bảo mũ vỡ mới là hấp thụ lực thì là ông đó hiểu sai, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng như bị cả cái bánh xe container đè lên đầu thì mũ không vỡ mới là chuẩn, vỏ ngoài bảo vệ còn hấp thụ lực là phần sốp trắng ở bên trong, mũ lởm thường bị bắt phần sốp này
- Đúng rồi bác. Nó phải cứng để cover mấy phần bên trong. Vật liệu nào cũng có sức bền giới hạn. Quá mức đó nó vỡ là bình thường. Chứ chưa gì vỡ thì có mà toang. Khi làm mũ nhà sản xuất tính là vỏ mũ hấp thụ bao nhiu % lực xong đến xốp.

Lực mũ truyền vào đầu sẽ bằng lực tác dụng vào mũ phân tán lên 1 phần diện tích mũ và giảm chấn nhờ vào lớp xốp lót bên dưới mũ. Nếu mũ vỡ thì chắc còn nguy hiểm hơn :)))

Cơ chế nhựa của mũ fullface là dẻo nó không thể vỡ dù có cán nát đi nữa. nó dẻo để khi va chạm không vỡ vì nó có nhiệm vụ giữ sốp hấp thụ phía trong chứ nhựa mũ mà dễ bể thì đầu cũng điên điên khùng từng xem tài đạt test cán mũ fullface như agv nhựa nó dẹp lại chứ không bị bể vụn. mũ mà nhựa bể vụn chỉ có mũ không có kiểm định thôi và mũ nửa đầu việt nam mình hay đội không pải là mũ chuẩn bảo vệ đầu mà là mũ 3/4 đổ lên.

Vỡ lớp ngoài thì cũng bình thường thôi, 2-3 năm trước e đội mũ fullface bị đâm ngang sườn xe đập mạnh vào đầu xe của họ. Lớp ngoài vỡ nhưng mà lớp trong không bị sao. Ở đây cứ tin vào nhà sản xuất đội mấy cái mũ có kiểm định đàng hoàng thôi chứ mũ 50k bán vỉa hè thì vỡ hay không cũng như nhau.

Đang hiểu lầm khả năng dễ vỡ với khả năng hấp thụ lực, nhựa giòn rất dễ vỡ không đồng nghĩa với việc nó hấp thụ lực tốt hơn nhựa dẻo, ví dụ loại mũ của công nhân ở công trường, nó ko hề dễ vỡ nhưng khả năng hấp thụ lực của nó vẫn rất tốt

Ủa chứ sao các nón bảo hiểm hàng đầu thường sử dụng cho motogp người ta té ào ào có thấy vỡ đâu ta ????. Mũ càng xịn thì càng bền, nhiều chiếc full carbon vừa siêu cứng vừa siêu nhẹ nữa.
Mình tưởng hấp thụ lực là phần mút đệm bên trong chứ

Cái hấp thụ lực chính là lớp xốp và vật liệu bên trong. Vỏ ngoài cứng để chịu một phần lực, cũng như phân tán lực tác động lên khắp mũ.
Muốn xem mũ có hoạt động tốt hay không thì phải thử nghiệm, kiểm tra xem các lớp có hoạt động chính xác không, lớp xốp có hấp thụ lực không. Chứ cãi nhau trên mạng mà xong thì cần kĩ sư làm gì?

Nói chung là mũ có kiểm định chất lượng hay không và do ai kiểm định. Con chuyện mũ kém chất lượng dễ vỡ lại nhập nhèm đánh lận con đen với việc vỡ để bảo vệ đầu là kiểu "nói ngọng" này thì VN, TQ đầy ra. Thiết kế để vỡ khi vượt quá ngưỡng nào đó về lực, giúp bảo vệ đầu là có cơ sở khoa học, nhưng cần phân biệt với mũ dỏm + không được kiểm định + quảng cáo láo. Mình không rõ thế nào nhưng xem thực tế và cả mấy clip đánh lộn/ đánh ghen có dùng mũ bảo hiểm (loại thông thường) tham chiến thì thấy mũ bể vỡ khá nhiều còn đầu bể hộp sọ thì chưa gặp lần nào nhưng chảy máu đầu, mặt do toạc da, rách thịt.

Với lại kém hiểu biết thì mua mũ có chứng nhận là xong. Khi mũ được bán chính thống thì nó đã test 7749 lần xem có đảm bảo các quy định về an toàn rồi nó mới dc phép bán chính thống. Khi test thì nó dùng hình nộm có gắn cảm biến để đánh giá tổn thương rồi, mà ngay khi thiết kế thì kỹ sư cũng đã mô phỏng các kiểu va chạm rồi. Chứ đâu phải cứ phải vỡ hay ko vỡ (như 1 bác khác đã giải thích ở trên). Nói chung là tin vào nó có vỡ hay ko thì chỉ đúng với cái trường hợp mũ quá rởm thôi

Mũ phổ thông thì lớp ngoài cùng chịu lực kiêm luôn hấp thụ và vỡ khi đến hạn
Mũ cao cấp thì ngoài cùng chỉ chịu lực thôi, các lớp bên trong sẽ hấp thụ và giảm chấn, lực quá lớn mới gây vỡ đc lớp ngoài
Cho nên mà nhìn clip test các loại mũ cũng phải xem mũ đó loại gì, dùng cho mục đích gì nữa cơ

Nó phải có tiêu chuẩn các bài test với các chỉ số cụ thể, mục đích ứng dụng của mũ bảo hiểm là gì, đua xe f1, motogp hay của phi công, thợ lặn...chứ vỡ hay ko vỡ là cái gì.

Mũ bảo hiểm tốt đc thiết kế để khi xảy ra tai nạn thì phần xốp bên trong phân tán đều lực tác động lên mũ vào vùng đầu để hạn chế chấn thương, còn vỡ hay ko 1 phần do chất liệu, 1 phần do tốc độ khi va chạm, mấy con mũ xịn thường phân chia độ xịn theo vật liệu làm nên mũ: nhựa dẻo tái chế < nhựa abs < sợi thuỷ tinh < carbon, giờ còn có thêm kevlar hay mấy loại sợi tổng hợp gì đó nữa. Tóm lại mũ xịn khi té có thể vỡ hoặc có thể không, phần đầu ko bị gì thì là mũ xịn.

So sánh xàm, tai nạn giao thông là loại lực tác động cùn (blunt damage), nên làm cơ chế vỡ để giảm lực là đúng.
Còn bị đạn bắn nó là lực tác động xuyên phá (pierce damage) thì làm cùng cơ chế có mà hẹo à? Thử search các loại nón quân đội chống đạn xem có cái nào làm như nón bảo hiểm xe máy ko?

Đập đầu mạnh xuống đường rồi mới sợ. Tui đội mũ hịn che kín mà còn chấn động ù tai đầu ong ong mấy tiếng sau mới hoàn hồn. Ko biết đội mũ đểu như nào

Đợt e có đâm vào cột điện với tốc độ cũng nhanh lắm, cũng may có mũ mà ko sao, đầu cũng ko đau mấy. 2 lần tông cột điện cùng cái mũ đó lun mà mũ ko bể, lúc đó e đội Nón Sơn

Kiến thức ngu ngục thật sự! Mũ bảo hiểm không vỡ thì năng lượng sẽ được vỏ mũ bảo hiểm hấp thụ thông qua biến dạng của mũ, 1 ít sẽ được truyền đến đầu của bạn thông qua lớp xốp nhưng sẽ được phân tán trên 1 diện tích lớn nên giảm đáng kể khả năng sát thương!
 


Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Tại sao nước Nga được gọi là Liên bang Xô Viêt (Liên Xô)
Phải chăng số 9 là con số quyền năng nhất trong vũ trụ này?
Trang phục đám cưới của người Thái Đỏ - Tai Deang
Kim Bính Thiết Kiếm từ lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Review bao cao su DUREX - OKAMOTO - SAGAMI
Rowan Atkinson - Mr Bean. Minh chứng tuyệt vời cho ý chí và sự kỷ luật của con người?


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN NGỦ DƯỚI GỐC CÂY?
DỪA COCO DE MER - TRUYỀN THUYẾT VỀ LOÀI DỪA BIỂN GỢI CẢM
Công thức tạo ra huyền thoại chó Ngao Tạng - Chó sư tử của Breeders Trung Quốc
Khoai tây chiên KFC có được làm từ khoai tây không?
Tộc người K'Tu NHỮNG KẺ SĂN MÁU
Amerigo Vespucci – Người Được Đặt Tên Cho Châu Mỹ