Kim Bính Thiết Kiếm từ lăng mộ Tần Thủy Hoàng

KIM BÍNH THIẾT KIẾM

Kim bính thiết kiếm 金柄铁剑 ( Thanh kiếm sắt có cán vàng). Năm 1992 một thanh kiếm có cán vàng được khai quật ở Thiểm Tây, các chuyên gia nhận định rằng vào thời kỳ đó thanh kiếm cán vàng thì vàng chỉ là vật trang trí, sắt mới là thứ quý giá. 
    Sau khi quét sạch lục quốc thống nhất trung nguyên Doanh Chính lên ngôi xưng Thủy Hoàng Đế, Hoa Hạ trung thổ mở ra một trang mới, Tần Thủy Hoàng cho đến ngày nay vẫn được ca tụng là “thiên cổ nhất đế”. Tuy nhiên nếu muốn có cái nhìn thoáng qua về Đại Tần, chỉ có thể dựa và chiến binh mã đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Còn đối với các vị quân vương đầu tiên của Tần quốc thì hãy chú ý “ Tần Công Đại Mộ”. 
    Tần công đại mộ là ngôi mộ cổ lớn nhất được các nhà khảo cổ khai quật ở Bảo Khê Thiểm Tây, nhóm khảo cổ đã thu thập được một số lớn bảo vật từ lăng mộ, vàng bạc ngọc, ngoài ra đặc biệt các chuyên gia phát hiện một vật được bọc bằng vải lụa, mảng vải lụa đã bị mục nát. Khi mảnh vải lụa được giỡ bỏ đó là một thanh kiếm sắt cán vàng, thân kiếm không phải là loại huyền thiết mà thân kiếm đã bị han gỉ và gãy đôi, nhưng đối với các nhà khảo cổ thân sắt của thanh kiếm là bảo vật.  Nói về ngành khảo cổ, Thiểm Tây được coi là quê hương của đồ đồng thời tiền Tần, vào thời Xuân Thu hầu hết các lò luyện đều dùng gỗ làm vật liệu cho lửa. Dùng khoa học ngày nay để giải thích cho ngọn lửa thời Xuân Thu, nhiệt độ nóng chảy của vàng và đồng vào khoảng 1064 ° C và 1083 ° C, đây là lý do chính tại sao có nhiều đồ đồng vào thời tiền Tần. Tuy nhiên, thời Xuân Thu dùng củi gỗ làm lửa thì nhiệt không đủ cao để "luyện sắt", bởi vì nhiệt độ nóng chảy của sắt là 1535 ° C.  Về mặt lý thuyết không có lửa nhiệt độ cao, sẽ không thể có công cụ bằng sắt, nhưng tại sao lại có thanh kiếm sắt? 
    Đồ sắt được hình thành đầu tiên ở Tây Á (Tây Đài là quốc gia đầu tiên có kỹ thuật luyện sắt sớm nhất trong lịch sử). Vào thời Xuân Thu người Tần hoạt động trên lưu vực sông Tây Hán và sông Vị đã có một mức độ tiếp xúc và giao tiếp đáng kể với các dân tộc du mục ở phía đông thảo nguyên Á-Âu, trong đó có người Nhung, không cùng văn hóa công nghệ kỹ thuật, đã giao thoa học hỏi sau này không chỉ làm chủ công nghệ nấu chảy sắt mà còn đạt đến trình độ rất cao.
   Chuôi thanh kiếm bằng vàng, thân bằng sắt, chuôi kiếm rỗng khảm ngọc lam. Việc khai quật được thanh kiếm sắt cán vàng phản ánh chân thực kết quả của sự dung hợp văn hóa phương Đông và phương Tây, tầm cao về văn hóa , sản xuất đã đạt đến một mức độ trong xã hội tiền Tần.
p/s: lịch sử tôi không rành lắm, nhưng ý chính của stt này là trong thời cổ đại các nhóm người bộ lạc sống gần học hỏi giao thoa văn hóa kỹ thuật công nghệ, có thể người Tần học hỏi kỹ thuật luyện sắt từ người Tây Nhung.
TG Nga Vu
Chuôi kiếm bằng vàng nạm ngọc lam

Hình ảnh thanh kiếm sau khi được phục chế
Hình ảnh Kim bính thiết kiếm

Hình ảnh thanh kiếm nguyên dạng ban đầu

 

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Trang phục đám cưới của người Thái Đỏ - Tai Deang
Review bao cao su DUREX - OKAMOTO - SAGAMI
Rowan Atkinson - Mr Bean. Minh chứng tuyệt vời cho ý chí và sự kỷ luật của con người?
ĐẤT HIẾM LÀ GÌ? TÁC DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT HIẾM
Tại sao chúng ta nên đọc sách?
Sự thật về Pháp Luân Công


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN NGỦ DƯỚI GỐC CÂY?
DỪA COCO DE MER - TRUYỀN THUYẾT VỀ LOÀI DỪA BIỂN GỢI CẢM
Công thức tạo ra huyền thoại chó Ngao Tạng - Chó sư tử của Breeders Trung Quốc
Khoai tây chiên KFC có được làm từ khoai tây không?
Tộc người K'Tu NHỮNG KẺ SĂN MÁU
Amerigo Vespucci – Người Được Đặt Tên Cho Châu Mỹ