Đất hiếm(Rare Earth) là một nhóm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. có vai trò rất quan trọng và là vật liệu chiến lược đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao như điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang.
Nhóm này bao gồm yttrium và 15 nguyên tố lanthanide (lanthanum, cerium, praseodymium, neodymium, promethium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, holmium, erbium, thulium, ytterbium và lutetium). Scandium được tìm thấy trong hầu hết các mỏ nguyên tố đất hiếm và đôi khi được phân loại là nguyên tố đất hiếm.
Đất hiếm được dùng để sản xuất các chất xúc tác, nam châm, hợp kim, bột mài, gốm, chất phát quang. Việc chế tạo từ các máy điện thoại di động, ổ đĩa cứng máy tính... cho đến tàu ngầm hạt nhân đều không thể không dùng đến đất hiếm. Nhiều nước coi đất hiếm là vàng của thế kỷ XXI, thậm chí của cả thế kỷ XXII.
Tin mừng là: Đất hiếm … không hề hiếm, nó tồn tại khắp nơi trên vỏ trái đất với số lượng rất lớn, đủ cho nhân loại sử dụng một thời gian dài.
Tin không vui là: Đất hiếm thường nó không tụ tập lại một chỗ như mỏ quặng kim loại để dễ khai thác mà rải rác ra khắp nơi, và kể cả trong trường hợp phát hiện được những khu vực đất hiếm có sản lượng lớn thì việc trích xuất đất hiếm từ quặng thô cũng rất khó khăn và tốn kém.
Một vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là: Khai thác đất hiếm tạo ra sự ô nhiễm môi trường khủng khiếp, đất đai trong khu vực sẽ bị xói mòn và sạt lở, các nguồn nước xung quanh có thể bị nhiễm độc kim loại, ngoài ra quá trình khai thác, sàng lọc, tinh chế đất hiếm còn thải ra nhiều nguyên tố độc hại và phóng xạ ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của những người trực tiếp thực hiện mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân các khu vực lân cận.
Vì ảnh hưởng môi trường và sức khỏe nghiêm trọng như vậy, cộng thêm các ràng buộc môi trường, nên chính các công ty Mỹ cũng không muốn tinh chế nó ở nước mình, riêng mỏ Moutain Pass đã xuất tận 50.000 tấn quặng đất hiếm sang Trung Quốc để xử lý và tinh chế
Và cũng nên nhớ rằng: Đất hiếm là nguồn tài nguyên không thể tái tạo, dùng thêm một phần thì ít đi một phần, trong khi cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và nhu cầu sản xuất, nhu cầu sử dụng đất hiếm sẽ chỉ có tăng chứ không có giảm. Chi phí khai thác và tinh chế đất hiếm cũng sẽ càng ngày càng tăng theo sự khan hiếm của nó bởi vì những nơi nhiều và dễ khai thác, người ta đã khai thác rồi.
Để khai thác được một quặng đất hiếm mới không chỉ phải đối mặt với vấn đề chi phí khai thác - sản xuất, công nghệ mà quan trọng hơn là những vấn đề mang tính chất môi trường – sinh thái, di dời dân cư cũng như những rủi ro chính trị kèm theo.
Nếu hiện giờ xây một cái nhà máy nhiệt điện bị dân nó phản đối như thế nào thì khai thác một cái quặng đất hiếm nó khó hơn 10 lần có dư.
Cho nên nhiều đứa bảo rằng nếu Trung Quốc cắt nguồn cung thì Mỹ sẽ tìm được nguồn thay thế đất hiếm mới ngay thì quả thực là si tâm vọng tưởng. Mình không nói rằng Mỹ sẽ không có đất hiếm để xài, nhưng riêng cái chi phí khai thác mỏ mới, chi phí tinh chế quặng trong nước khi có một mớ rào cản môi trường nó sẽ đội chi phí đầu vào các ngành công nghiệp của Mỹ lên gấp nhiều lần, chứ đừng nói là tìm quốc gia khác bắt nó khai thác sản xuất rồi bán cho mình, mới oang oang lên các nước cần bảo vệ môi trường, giờ lại đi bắt tụi nó phá hoại môi trường cho mình à.
Mà chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là ngành gì? Nói thẳng luôn là ngành công nghiệp sản xuất vũ khí. Mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ sử dụng 4,1 tấn kim loại đất hiếm, còn tàu khu trục lớp Arleigh Burke chủ lực trong các hạm đội Mỹ sử dụng 2,3 tấn. Mỗi chiếc tiêm kích tàng hình tối tân F-35 Joint Strike Fighter cần gần 450 kg kim loại đất hiếm. Đã có 380 chiếc F-35 được sản xuất và chỉ riêng Mỹ sẽ cần tới 2.663 chiếc.
Đè đầu mấy đứa nghèo mạt ở Mỹ bằng đòn áp thuế không sao cả, đám nông dân thấp cổ bé họng bị trả đũa thì cũng không phải vấn đề gì lớn, nhưng ảnh hưởng tới lợi nhuận của mấy ông lớn tập đoàn vũ khí thì coi chừng có Kenedy 2.0 xuất hiện đấy.
Không phải đơn giản mà Trung Quốc nó chấp nhận hy sinh môi trường để chiếm gần 74% sản lượng cung cấp đất hiếm cho thế giới đâu. Thị phần 74% là một tỷ lệ dư sức để thao túng giá cả bất kỳ mặt hàng gì.
Và một tin không biết nên buồn hay nên vui, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và ngang ngửa Brazil.
Nguồn số liệu: https://geology.com/
Cre - Minh Đức