Amerigo Vespucci – Người Được Đặt Tên Cho Châu Mỹ

Amerigo Vespucci – Người được đặt tên cho châu Mỹ 

  Thời Trung cổ nước Ý không những thịnh vượng mà còn là nơi sản sinh ra các trí thức châu Âu. Trong các tiểu quốc phía Bắc nước Ý, giàu có nhất là Cộng hòa Venice, Genoa và Florence. Venice và Genoa là 2 cảng lớn thông thương khắp thế giới, đặc biệt là với Ấn Độ và Trung Quốc thông qua "Con đường tơ lụa" trên biển. Florence thì đào tạo doanh nhân, trí thức và cầm tiền của thiên hạ. Trường Đại học đầu tiên trên thế giới là trường ĐH Bologna thành lập năm 1086. Ngân hàng thương mại kiểu hiện đại đầu tiên của thế giới cũng ở Ý. Chủ ngân hàng lớn nhất châu Âu thời bấy giờ là gia đình Medici, một dòng họ vương giả nắm quyền thống trị Florence thế kỷ 14-15. Gia đình này cung cấp cho Tòa thánh 3 Giáo Hoàng, 2 hoàng hậu cho nước Pháp, tài trợ cho vô số các họa sĩ, nghệ sĩ, kiến trúc sư xây dựng Florence thành thành phố rực rỡ nhất thời bấy giờ. Về giáo dục, dù được đi học hay tự học nhưng khi được tiếp cận với giới quý tộc , trí thức và nghệ sĩ Florence thường được trang bị kiến thức đa lĩnh vực như triết học, thiên văn học, địa lý, hội họa, vật lý….tiêu biểu như khoa học gia Leonardo da Vinci, điêu khắc gia Michelangelo, nhà thiên văn Paolo dal Pozzo Toscarelli, họa sĩ Rafaello Sanzio hay kiến trúc sư Filippo Brunelleschi, cha đẻ của kiến trúc Phục Hưng…

 Amerigo Vespucci sinh ra trong một gia đình trí thức không giàu có lắm, thế nhưng do ông nội ông từng là quan chức cao cấp trong Hội đồng quyền lực của Medici, cha ông là là công chứng viên của Lorenzo Medici Vĩ Đại – người nắm quyền thực tế của Cộng hòa Florence nên ông được tiếp cận nền giáo dục của lớp thượng tầng xã hội. Trong khi 2 anh trai của ông được gửi đi học ở trường ĐH Pisa thì ông được bố gửi cho em trai của mình kèm cặp để trở thành một nhà ngoại giao-doanh nhân. Xui cho Amerigo, chú ruột ông là chủ trường tư nổi tiếng nhất cho giới quý tộc Florence thời đó, nên ông bị bắt học không chỉ ngoại giao mà còn cả triết học, địa lý, thiên văn, vũ trụ….Chính nhờ người chú mà ông biết tới những người nổi tiếng trong giới học thuật 

  Năm 1492, Amerigo chuyển sang Sevilla - TBN làm việc như một nhân viên thương mại cho nhà Medici. Tại đây ông gặp một thương nhân người Florence khác là Gianotto Berardi, người tài trợ cho các chuyến đi của Christopher Colombus. Với sở thích về địa lý, thiên văn và hàng hải, ông rất quan tâm tới các chuyến đi của Colombus.

 Châu Âu có mối quan hệ giao thương với châu Á từ rất sớm nên họ không lạ gì Ấn Độ. Họ bị mê hoặc bởi các sản phẩm lụa là, gốm sứ, trà và gia vị từ Ấn và TQ. Khi đó muốn qua châu Á họ phải đi vòng qua châu Phi, vùng nước không phải lúc nào cũng thuận tiện cho việc hải hành. Một số nhà thiên văn và địa lý tin rằng nếu trái đất hình tròn thì sẽ có một con đường nữa đi về phía Tây không phải qua châu Phi nữa và sẽ cập vào vùng Đông Ấn, ngắn hơn và an toàn hơn. Trong những người tin vào điều đó có nhà thiên văn và địa lý nổi tiếng nhất thời bấy giờ là Paolo Dal Pozzo Toscanelli. Ông đã liên tục làm việc với Christopher Colombus để ước tính và vẽ ra một bản đồ tới Ấn Độ theo hướng ngược với truyền thống, và Christopher Colombus thuyết phục được Hoàng gia TBN và các nhà tài trợ để thực hiện chuyến đi này. Hoàng gia TBN và các thương nhân Ý-TBN-BĐN không tài trợ cho Columbus đi tìm Ấn Độ như một số bài viết đã nói, vì họ biết Ấn từ lâu. Bản chất bọn con buôn là tài trợ cho Columbus đi tìm con đường mới ngắn nhất tới Ấn, như vậy sẽ bớt thời gian, chi phí và bớt nguy hiểm cho thông thương. Tuy nhiên do Toscanelli tính toán sai nên hụt mất 5500 dặm so với quãng đường thực tế. Christopher Colombus đi theo bản đồ đó, tình cờ cập bến vùng đất mới, gặp thổ dân da đỏ cũng đen đen và giống châu Á, thế là ông đinh ninh đó là Ấn. Sau này ông đi thêm vài chuyến nữa, tìm thêm ra vài hòn đảo vùng Trung Mỹ nhưng vẫn đinh ninh rằng đó là châu Á.

 Amerigo Vespucci sau đó thực hiện vài chuyến đi lặp lại hải trình của Colombus, nhưng ông ngược lên vùng Bắc Mỹ, và nhận ra có gì đó sai sai. Ông ghi chép cẩn thận vĩ độ, tính toán kinh độ lại và viết nhiều lá thư báo cáo những phát hiện của mình ( nhiều lá thư còn gây tranh cãi về nguồn gốc của nó ), tuy nhiên điều này ảnh hưởng lớn tới các nhà địa lý thiên văn châu Âu thời bấy giờ. Một nhà vẽ bản đồ người Đức thời đó là Martin Waldseemuller cùng cộng sự là Matthias Ringmann đã vẽ lại bản đồ “Tân Thế Giới“ vào năm 1507, và đặt tên vùng đất chưa có tên đó là America. Còn Colombus thì đã ngủm trước đó 1 năm mang theo niềm tin sắt đá về một Ấn Độ gần gũi và dễ dàng hơn của mình
TG - 
Mai Nguyen
 Ảnh 1 : bản đồ của Toscanelli phục dựng lại với hình ảnh mờ của châu Mỹ ở bên dưới để người xem xác định được Colombus đã tới đâu. Cipangu là Nhật Bản. Cathay là Hoa Bắc còn Mangi ( Man di ) là Hoa Nam
 
Ảnh 2 : bản đồ của Martin Waldseemuller với châu Mỹ tách riêng khỏi châu Á và cái tên America lần đầu xuất hiện

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Trang phục đám cưới của người Thái Đỏ - Tai Deang
Review bao cao su DUREX - OKAMOTO - SAGAMI
Rowan Atkinson - Mr Bean. Minh chứng tuyệt vời cho ý chí và sự kỷ luật của con người?
ĐẤT HIẾM LÀ GÌ? TÁC DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT HIẾM
Tại sao chúng ta nên đọc sách?
Sự thật về Pháp Luân Công


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN NGỦ DƯỚI GỐC CÂY?
DỪA COCO DE MER - TRUYỀN THUYẾT VỀ LOÀI DỪA BIỂN GỢI CẢM
Công thức tạo ra huyền thoại chó Ngao Tạng - Chó sư tử của Breeders Trung Quốc
Khoai tây chiên KFC có được làm từ khoai tây không?
Tộc người K'Tu NHỮNG KẺ SĂN MÁU
Nguyên tố Cesium nguyên tố kỳ lạ nhất trong bảng tuần hoàn