CHẤN THƯƠNG ĐẦU Ở TRẺ – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Chấn thương đầu ở trẻ em khá thường gặp do tính hiếu động trẻ, vấn đề này thường gây ra tâm lý lo lắng cho phụ huynh. Chính vì thế, mặc dù tình hình dịch bệnh đang diễn ra rất phức tạp, chúng tôi vẫn mong chia sẻ chút thông tin về bệnh lý này với quý phụ huynh, hi vọng mang lại thông tin hữu ích hỗ trợ quá trình chăm sóc cho bé.
1. Khi nào cho trẻ đến khám ?
Đối với trẻ dưới 2 tuổi có chấn thương đầu nên cho bé đến bệnh viện khám ngay. Đối với trẻ lớn, cần đến khám khi cơ chế té nặng nề, trẻ ói, đau đầu, co giật , bất tỉnh sau té hoặc hoặc bất kì triệu chứng bất thường cần đến khám ngay.
2. Khi nào trẻ sẽ được chụp CTscan sọ não kiểm tra ?
Bé sẽ được bác sĩ cho chỉ định chụp CT khi bé có dấu hiệu lơ mơ, ngủ gà, khám nghi ngờ có nứt sọ. Ngoài ra, những trường hợp khác như : bé ói nhiều lần, co giật, tụ máu bầm ngoài da, ngất sau té hoặc có dấu hiệu yếu tay chân cũng được cân nhắc chụp Ctscan sọ não kiểm tra.
3. Ctscan có nguy hại cho bé không ?
Nguy cơ chụp CTscan ở trẻ 1 năm từ 2-3 lần rất thấp.
4. Nếu bé có xuất huyết não thì điều trị như thế nào?
Những trường hợp xuất huyết não lượng ít thường tiên lượng tốt, bé được nhập viện theo dõi từ 2-3 ngày, nếu ổn có thể xuất viện.
Những trường hợp xuất huyết não rất nhiều thì cần phải phẫu thuật.
Nếu có bất kì thắc mắc về vấn đề bệnh lý chấn thương đầu của trẻ, quý phụ huynh, các anh chị có thể inbox trực tiếp page để được tư vấn. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ.
Nguồn: Fanpage – Ngoại Thần Kinh – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố