Nàng Tiên Cá - Lôi Mễ
Không phải Nàng Tiên Cá đang chiếu của Disney đâu, đây là câu chuyện khác của Lôi Mễ, một câu chuyện buồn day dứt về số phận của một "nàng tiên". Cũng là một hồi chuông gióng lên inh ỏi cho những thờ ơ, những bất công, những cay nghiệt mà người làm cha làm mẹ sẽ mang đến hậu quả thế nào cho con cái.
Chuyện bắt đầu ở thập niên 90, trong một bối cảnh mà đất nước TQ đang cố gắng giảm dân số bằng cách yêu cầu mỗi gia đình chỉ có một con, ai đẻ đứa thứ là mất việc làm, đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa, là nguồn cơn của mọi chuyện.
Cũng giống như các câu chuyện khác khi cần ẩn dụ cho những gì sâu xa, tác giả cho tất cả tìm xuống cống ngầm, một hệ thống bí ẩn nhưng hiện hữu ở đó, ngày này qua ngày khác, không ai nhớ đến nhưng nó có tồn tại. Đọc câu chuyện này, cứ nhớ đến "The Shawshank Redemption", cũng chui từ ống cống ra ánh sáng, nhưng khác là sau khi ra khỏi ống cống, "nàng tiên cá" đã chui ngược trở lại, như một cuộc trốn chạy số phận đau đớn. Ống cống cũng khiến nhớ đến một câu chuyện kinh dị khác của Stephen King, truyện IT, những đứa trẻ đi dưới cống.
"Hôm ấy, một đứa trẻ ngoan đã bị 3 đứa trẻ không ngoan đẩy xuống cống", truyện của Lôi Mễ đã bắt đầu như thế. Một cô bé 17 tuổi học lớp 11 phải chịu đựng trò bắt nạt học đường, nhưng như thế không đau bằng phải chịu đựng sự thiên lệch trong gia đình mình, với cậu em trai. Lôi Mễ như ngầm chỉ trích hệ lụy của quan niệm "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" vẫn còn bám rễ sâu rộng trong tâm trí của người TQ, và nó càng tồi tệ hơn với chính sách "chỉ một con" của chính quyền. Nếu như không có chính sách kia, đứa con trai được làm hộ khẩu, được đi học, được tới trường, chuyện sẽ khác. Nếu không thiên lệch trong đối xử mà gây nên vết hằn trong tâm hồn trẻ vị thành niên, âm ỉ kéo dài và giọt nước tràn ly là "một cuộc đổi chác" của chính bố mẹ khi thỏa hiệp "đền lại cho một đứa con", thì cô bé đã không quay trở lại ống cống. "Nàng tiên cá" sẽ mãi trong sáng chứ không bị ám mùi thù hận dưới ngọn lửa tuyệt vọng cuồng nộ kia. Cô bé không phải chỉ bị 3 đứa trẻ hư kia đẩy xuống cống, cô còn bị chính cha mẹ mình đẩy thêm một lần nữa.
Đây vẫn là một câu chuyện trinh thám, nên mạch chính vẫn là hung thủ, kẻ giết người và hành trình truy bắt nghẹt thở, như phong cách thường thấy của Lôi Mễ, chỉ khác là hung thủ lần này rất dễ đoán. Bởi có lẽ tác giả muốn dành tình cảm của mình, dành tâm tư cho "nàng tiên cá", cũng như tìm một lối đi cho cuộc đời của "kẻ bị ruồng bỏ", mà có lẽ là không thiếu trong xã hội bấy giờ.
"Nàng Tiên Cá" khiến cho những người có con đọc sẽ phải ngẫm nghĩ, nhất là có con gái và có thêm con trai. Có những thứ tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, có những thứ tưởng đơn giản nhưng lại phức tạp qua lăng kính của trẻ nhỏ, có những thứ nghĩ rằng không bao giờ có thể lại vẫn xảy ra được, và kết cục có thể khiến ta mất đi những gì quý giá nhất, những đứa con.
Dù vậy, câu chuyện kết thúc rất có hậu, nên ai e ngại cứ yên tâm mà đọc. Và trong truyện này, xuất hiện lại Thai Vỹ, người cảnh sát (trong series Đề Thi Đẫm Máu) khi đó mới vào nghề. Và tác giả cũng úp mở rằng "nàng tiên cá" sẽ còn gặp lại cả Thai Vỹ và Phương Mộc, ở một câu chuyện khác.
Cre - Bui An
Không phải Nàng Tiên Cá đang chiếu của Disney đâu, đây là câu chuyện khác của Lôi Mễ, một câu chuyện buồn day dứt về số phận của một "nàng tiên". Cũng là một hồi chuông gióng lên inh ỏi cho những thờ ơ, những bất công, những cay nghiệt mà người làm cha làm mẹ sẽ mang đến hậu quả thế nào cho con cái.
Chuyện bắt đầu ở thập niên 90, trong một bối cảnh mà đất nước TQ đang cố gắng giảm dân số bằng cách yêu cầu mỗi gia đình chỉ có một con, ai đẻ đứa thứ là mất việc làm, đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa, là nguồn cơn của mọi chuyện.
Cũng giống như các câu chuyện khác khi cần ẩn dụ cho những gì sâu xa, tác giả cho tất cả tìm xuống cống ngầm, một hệ thống bí ẩn nhưng hiện hữu ở đó, ngày này qua ngày khác, không ai nhớ đến nhưng nó có tồn tại. Đọc câu chuyện này, cứ nhớ đến "The Shawshank Redemption", cũng chui từ ống cống ra ánh sáng, nhưng khác là sau khi ra khỏi ống cống, "nàng tiên cá" đã chui ngược trở lại, như một cuộc trốn chạy số phận đau đớn. Ống cống cũng khiến nhớ đến một câu chuyện kinh dị khác của Stephen King, truyện IT, những đứa trẻ đi dưới cống.
"Hôm ấy, một đứa trẻ ngoan đã bị 3 đứa trẻ không ngoan đẩy xuống cống", truyện của Lôi Mễ đã bắt đầu như thế. Một cô bé 17 tuổi học lớp 11 phải chịu đựng trò bắt nạt học đường, nhưng như thế không đau bằng phải chịu đựng sự thiên lệch trong gia đình mình, với cậu em trai. Lôi Mễ như ngầm chỉ trích hệ lụy của quan niệm "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" vẫn còn bám rễ sâu rộng trong tâm trí của người TQ, và nó càng tồi tệ hơn với chính sách "chỉ một con" của chính quyền. Nếu như không có chính sách kia, đứa con trai được làm hộ khẩu, được đi học, được tới trường, chuyện sẽ khác. Nếu không thiên lệch trong đối xử mà gây nên vết hằn trong tâm hồn trẻ vị thành niên, âm ỉ kéo dài và giọt nước tràn ly là "một cuộc đổi chác" của chính bố mẹ khi thỏa hiệp "đền lại cho một đứa con", thì cô bé đã không quay trở lại ống cống. "Nàng tiên cá" sẽ mãi trong sáng chứ không bị ám mùi thù hận dưới ngọn lửa tuyệt vọng cuồng nộ kia. Cô bé không phải chỉ bị 3 đứa trẻ hư kia đẩy xuống cống, cô còn bị chính cha mẹ mình đẩy thêm một lần nữa.
Đây vẫn là một câu chuyện trinh thám, nên mạch chính vẫn là hung thủ, kẻ giết người và hành trình truy bắt nghẹt thở, như phong cách thường thấy của Lôi Mễ, chỉ khác là hung thủ lần này rất dễ đoán. Bởi có lẽ tác giả muốn dành tình cảm của mình, dành tâm tư cho "nàng tiên cá", cũng như tìm một lối đi cho cuộc đời của "kẻ bị ruồng bỏ", mà có lẽ là không thiếu trong xã hội bấy giờ.
"Nàng Tiên Cá" khiến cho những người có con đọc sẽ phải ngẫm nghĩ, nhất là có con gái và có thêm con trai. Có những thứ tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, có những thứ tưởng đơn giản nhưng lại phức tạp qua lăng kính của trẻ nhỏ, có những thứ nghĩ rằng không bao giờ có thể lại vẫn xảy ra được, và kết cục có thể khiến ta mất đi những gì quý giá nhất, những đứa con.
Dù vậy, câu chuyện kết thúc rất có hậu, nên ai e ngại cứ yên tâm mà đọc. Và trong truyện này, xuất hiện lại Thai Vỹ, người cảnh sát (trong series Đề Thi Đẫm Máu) khi đó mới vào nghề. Và tác giả cũng úp mở rằng "nàng tiên cá" sẽ còn gặp lại cả Thai Vỹ và Phương Mộc, ở một câu chuyện khác.
Cre - Bui An