NGƯỜI LA MÃ NGHĨ GÌ VỀ AI CẬP?

NGƯỜI LA MÃ NGHĨ GÌ VỀ AI CẬP?
A: Alex Mann
Câu trả lời tóm lược nhất có thể là: người La Mã, chính xác hơn là từ thời Hoàng đế Antony và Augustus, đã coi Ai Cập như một con heo đất khổng lồ. Ai Cập có thể sản xuất một lượng lớn lương thực với mức độ đảm bảo chưa từng có trước đây.

Đối với Rome, Ai Cập được cho là "lòng chảo" của Đế chế và cũng chính là nơi sản xuất ra lượng của cải lớn nhất mà họ có được. Các Hoàng đế La Mã coi Ai Cập như đất đai riêng của mình và sự giàu có đến điên dồ mà Ai Cập mang lại cho phép các Hoàng đế có khả năng tự mình trả lương cho các quân đoàn La Mã.
                           *******************
Và tôi xin bổ sung thêm vài thông tin từ những câu trả lời khác đã đề cập - và tôi không nghĩ đó là những gì bạn đang muốn hỏi. Tôi cho rằng bạn đang thắc mắc Rome "cảm thấy" thế nào về Ai Cập.
Người La Mã chính là biểu tượng của nhóm người thuộc tính cách A. Họ yêu thích sự sắp xếp, cơ cấu và là những bậc thầy về tổ chức hậu cần và lập kế hoạch.
Thành phố Rome mở rộng một cách nhanh chóng mà không có sự quy hoạch hợp lý trong nhiều thế kỷ liên tiếp. Khắp nơi là một mớ hỗn độn, lộn xộn với những con đường không thể định hướng được. Trên thực tế, không có chiếc bản đồ nào từng tồn tại ở Rome mặc dù đã có hàng trăm nỗ lực để tạo ra một chiếc bản đồ, và đường xá thì quá phức tạp và khó xác định. 

Điều trớ trêu ở đây là những người La Mã có tính tổ chức đến mức ám ảnh lại sở hữu từ một thủ đô vô tổ chức nhất mà bạn có thể tưởng tượng - một nỗi xấu hổ đến muôn đời.
Vì vậy, khi người La Mã bắt đầu để mắt đến các thành phố như Alexandria và Memphis được quy hoạch một cách gọn gàng dựa trên mô hình bàn cờ, họ đã hoàn toàn bị chinh phục. Họ thực sự yêu thích nó và liên tục sao chép những lối quy hoạch trên khi xây dựng các thành phố thuộc địa của riêng mình trên khắp châu Âu.


Hơn nữa, những thái độ của Rome về Ai Cập cũng rất phức tạp. Về văn hóa và luật pháp, La Mã tự cho mình là thượng đẳng hơn người. Tuy nhiên, cũng chẳng riêng gì với Ai Cập, Rome luôn coi mình là nền văn minh nhất và văn hóa tốt nhất trên trái đất.
Nhưng chính điều này cũng đồng thời thể hiện rằng Rome có một sự tôn trọng sâu sắc đối với Ai Cập và các tôn giáo của nó. Ai Cập đã già, và Rome tôn trọng những giá trị lâu đời. Họ nhận thấy văn hóa và lịch sử Ai Cập khá thú vị và một số vị thần Ai Cập thậm chí còn được đưa vào Đền Pantheon của người La Mã.
Tóm lại, Ai Cập là trung tâm văn hóa và kinh tế của Đế chế La Mã. Người La Mã coi nơi đây như một thiên đường - một vùng đất màu mỡ, có tổ chức chặt chẽ, vùng đất sa mạc rộng lớn với những thành phố xinh đẹp và những di tích vĩ đại như Lăng mộ của Alexander Đại đế.
Link Quora: https://qr.ae/pvAkcd
DG: Mai

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
TƯ DUY PHI TUYẾN TÍNH – Những công cụ của sự sáng tạo (Phần 2)
MIND MAPS® – Những công cụ của sự sáng tạo (Phần 1)
CHIẾN DỊCH MB-84 CỦA 35 NĂM TRƯỚC – BÀI HỌC HÔM NAY
Nguyên tắc đặt tên cho con trai
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
HIẾN MÁU HAY BÁN MÁU - TẠI SAO KHÔNG?


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Tương lai của nền kinh tế Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác?
Bức thư của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”
Viettel và cú “quay xe” nhận diện thuơng hiệu
Lan đột biến bán tiền tỉ có phải là lừa đảo không
Đàn ông rửa bát
CHUYỆN 2 QUỶ ĐÓI HÀNH THIỆN TÍCH PHÚC