Nhà khoa học đi buôn - Đừng cố trở thành một salesman

Nhà khoa học đi buôn

Trong nhiệm kỳ của mình tại Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Chu Ngọc Anh có một nhiệm vụ cấp bách: thúc đẩy thương mại hóa các nghiên cứu khoa học và công nghệ. 
Trong nhiều năm, ngành này liên tục bị cáo buộc “chậm đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống”. Trên diễn đàn quốc hội, nó được lặp lại đến mức gần như một sự chì chiết, nôm na rằng nghiên cứu khoa học tóm lại phải phục vụ kinh tế chứ? 
Đến năm 2017, Chính phủ chính thức quy định rằng Bộ Khoa học Công nghệ có chức năng thúc đẩy thương mại hóa nghiên cứu công nghệ. Trong các phần trả lời chất vấn trước Quốc hội khóa XIV, ông Ngọc Anh cũng chủ yếu bị “quay” bởi các đại biểu về việc làm sao để “khoa học có vai trò thúc đẩy sản xuất”. 
Tức là Bộ Khoa học Công nghệ không còn chỉ đóng vai nhà nghiên cứu nữa, mà mang nhiệm vụ chính thức của những salesman. Ông Chu Ngọc Anh, một cựu giảng viên Bách Khoa và làm luận án tiến sĩ về đàn hồi vật liệu, không có chuyên môn kinh tế, chính thức có nhiệm vụ “thúc đẩy thương mại cho các nghiên cứu”.
Trong vụ Việt Á, thay vì chỉ đầu tư cho nghiên cứu, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ là người trực tiếp khuyến nghị đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống. Sau một chuỗi lập luận hamlon, xã hội đã biến ông tiến sĩ vật lý thành một salesman. Và như mọi salesman, ông nhận ra mình có quyền ăn hoa hồng. Ông đã sống một đời salesman rực rỡ.
Vấn đề nằm ở đây: Nghiên cứu khoa học là nghiên cứu khoa học, và nó toàn quyền thất bại về mặt kinh tế. Thành công về khoa học và thành công về thương mại là hoàn toàn khác nhau. Chưa kể, với các quy định hiện hành, “thành công về khoa học, thành công về thương mại và thành công về chính trị” phải thành combo 3 in 1. Khoa học anlon.
Việc Bộ Khoa học Công nghệ chính thức mang nhiệm vụ, và qua đó, là quyền lực (thứ quyền lực đã bị lạm dụng) thúc đẩy nghiên cứu vào cuộc sống, sẽ không chỉ tạo ra một bi kịch Việt Á.
Trong lịch sử nhân loại, các chính phủ đã hơn một lần thúc đẩy thương mại hóa nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ở thời kỳ đầu của Cách mạng công nghiệp. Những đường điện tín Moorse đầu tiên được Quốc hội Mỹ chi tiền. Các tuyến đường sắt Mỹ được chính phủ trợ giá. Nhưng cũng rất thường xuyên, những nỗ lực này biến thành thảm họa. Thập kỷ 80, các chính phủ quyết đưa công nghệ bay siêu thanh vào khai thác thương mại, kết quả là Capitol Hill mất 700 củ đéo có một cái máy bay nào; còn ông Pháp và Anh đẻ ra được một cái máy bay Concord sống dặt dẹo, nuôi báo cô đến ngày báo tử. Các nhà nghiên cứu kinh tế phương Tây khá đồng thuận ở một điểm, là chính phủ tài trợ nghiên cứu thì được, chứ đừng cố thương mại hóa nghiên cứu nữa. Nguy hiểm lắm.
Vì khi bạn là một salesman, ưu tiên của bạn là tốc độ, và lợi nhuận. Khi bạn bị cáo buộc “chậm đưa khoa học vào cuộc sống”, bạn có trách nhiệm làm cho nó “nhanh”. Và nhanh là thứ phản bội tinh thần của khoa học. Nhanh vì bạn cầm tiền hối lộ nó là một nhẽ; bất kỳ một thứ nhanh nào cũng khiến cho khoa học đi sai đường. Hà Nội không vội được đâu. Và khoa học cũng thế.
Nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ, thực chất, phải là bảo vệ tính “chậm” của khoa học. Nếu đại biểu quốc hội, với nhận thức ngây ngô, nằng nặc đòi “nhanh” đưa nghiên cứu khoa học vào kiếm tiền, thì một ông tiến sĩ vật lý – có tự trọng - phải đứng lên, và nói: “Bản chất của nghiên cứu là thử và sai. Nếu lúc nào các doanh nghiệp họ thấy kết quả nghiên cứu khoa học tự có giá trị với thị trường, họ sẽ tiếp nhận và đưa vào ứng dụng. Nhanh đéo phải việc của tôi”.
Vì khi thành công chính trị bị mix với thành công khoa học, ưu tiên sẽ không phải là khoa học. Một kết quả nghiên cứu được đem ra ứng dụng vì “đảm bảo các mục tiêu kinh tế-xã hội” có thể không phải là kết quả tốt nhất. Chưa thèm bàn chủ nghĩa thân hữu và tiền trao dưới gầm bàn, khoa học chỉ nên phục vụ cho chính nó chứ không phải là một mục tiêu chính trị hay kinh tế nào hết.
Trong lịch sử của Theranos, cú lừa thập niên của Sillicon Valley, có một mẩu chuyện  sau này được kể lại trong một tập “Dropout” của nhà đài Hulu. Đó là khi Elizabeth Holmes đem những prototype đầu tiên cô nghĩ ra đến gặp và xin giáo sư Phyllis Gardner của Stanford đầu tư. Giáo sư Gardner từ chối, bảo em nên “keep trying”. Holmes, lúc đó, đã trích lời Yoda: “Do or do not. There is no try”. Chỉ có làm hoặc không làm. Không có thử. Câu này đã làm bà Gardner cáu, và bảo Holmes “đừng bao giờ trích lời Yoda với ai nữa”. Bởi vì “Sciene is trying”. Khoa học là nỗ lực, là thử và sai. “That’s all it is”. 
Elizabeth không bao giờ muốn hiểu lời dạy này. Sau này, ở sảnh chính của Theranos, cô sơn khổ lớn câu nói của Yoda. Cuộc đối thoại với Phyllis Gardner là khoảnh khắc các biên kịch cho thấy bản chất của Elizabeth Holmes: một con buôn. Chỉ có thắng và thua. Lời hoặc lỗ. Thành hoặc bại. Cô ta là một nhân cách phản khoa học, và vì thế, Theranos không thể đem đến công nghệ mà nó hứa, mà chỉ có thể lừa đảo.
Cái sai trong vụ Việt Á, có thể là cái sai ở đạo đức cá nhân, nhưng cũng có thể là cái sai của hệ thống, khi tiến sĩ vật lý Chu Ngọc Anh được phép khuyến nghị đưa test kit vào thị trường. Ông cùng lắm chỉ được ký là nó có tìm ra con Covid, thấy bọn Quân Y bảo thế. Ông không được đi sale. Giây phút ông ta mang nhiệm vụ “thương mại hóa”, ông ta đã mang một nhân cách phản khoa học. Và nếu cái “quyền sale” này vẫn còn ở Bộ Khoa học Công nghệ, sẽ còn nguy cơ những “cú sale” khác được tạo ra mà ta không thể biết.
Nếu bạn là một nhà khoa học, nếu bạn đang rắp tâm đi theo con đường đó, dù là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội và nhân văn, hãy kệ mẹ xã hội và sự hamlon của nó. Bạn thử, sai, và nói như Phyllis Gardner, “thử đến khi điều đó tưởng như trở thành bất khả thi”. Đừng cố trở thành một salesman.
Cre - ​Đinh Đức Hoàng

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
TƯ DUY PHI TUYẾN TÍNH – Những công cụ của sự sáng tạo (Phần 2)
MIND MAPS® – Những công cụ của sự sáng tạo (Phần 1)
CHIẾN DỊCH MB-84 CỦA 35 NĂM TRƯỚC – BÀI HỌC HÔM NAY
Nguyên tắc đặt tên cho con trai
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
HIẾN MÁU HAY BÁN MÁU - TẠI SAO KHÔNG?


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Tương lai của nền kinh tế Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác?
Bức thư của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”
Viettel và cú “quay xe” nhận diện thuơng hiệu
Lan đột biến bán tiền tỉ có phải là lừa đảo không
Đàn ông rửa bát
CHUYỆN 2 QUỶ ĐÓI HÀNH THIỆN TÍCH PHÚC