Leaderstyle là gì? bạn thuộc dạng leaderstyle nào?

Leaderstyle là gì?

Trong các môn học của học trình MBA, trường ĐH Univesity of Phoenix, Arizona, Mỹ, có một môn học bắt buộc là môn “leadership styles”. Nghĩa là “phong cách lãnh đạo.” Tụi mình hay gọi tắt là leaderstyle.
Nội dung đại khái liệt kê các mẫu leaderstyles và nói: không có leaderstyles nào tốt hay xấu, hay hay dở. Chỉ có leaderstyle này hay leaderstyle kia có phù hợp nhất với sản phẩm hay dịch vụ này kia của một doanh nghiệp không? Hoặc leaderstyle này thì phù hợp làm manager quản lý phòng kế toán, còn leaderstyle kia phù hợp quản lý phòng sales.
Leaderstyle
Mình chọn ra ở Việt Nam có 02 dòng leaderstyle hay xuất hiện nhất. Đó là ông Biết-Tuốt. Tức Mr-Know-Everything. Và ông Chia-Việc. Tức Mr-Man-Of-Delegation. 
Hai ông này đều có mặt hay và mặt dở. 

Leaderstyle ông Biết-Tuốt

Cực tốt cho doanh nghiệp khởi nghiệp cá nhân lúc đầu. Mọi thứ đều nắm trong tay. Sản xuất cái bàn, cái ghế thì biết tới từng con ốc vít, cái long đền. Thường ông Biết-Tuốt lập nghiệp xác xuất thành công cực cao.
Vấn đề của ông Biết-Tuốt là ông hay không tin người. Ổng luôn thấy người khác làm việc không bằng được mình. Ổng luôn luôn không an tâm 100% khi giao việc cho người khác.
Khổ nỗi, làm sao người khác giỏi bằng ổng được? Ổng là… ông Biết-Tuốt cơ mà.
Và leaderstyle này phát sinh rào cản khi doanh nghiệp mở rộng ra tới một quy mô nhất định. Ổng không thể quán xuyến được hết việc. Vì sức người có hạn. Và thường doanh nghiệp dừng không thể phát triển thêm, hoặc thậm chí có thể chết luôn ở vị trí này. Sếp làm việc hơn trâu hơn ngựa, quanh năm xì-trét, để cuối cùng doanh nghiệp đứng hoài hoặc sụp đổ… do chính ông sếp này… sụp đổ.

Leaderstyle thứ hai là ông Chia-Việc

Ông này khởi nghiệp thường là tiêu luôn. Chưa tính và hoàn thành xong bước một đã dự tính tới bước năm bước sáu. Bước một chưa hoàn thành thì bước hai chỉ là dự tính, chẳng bao giờ thành hiện thực. Quy mô dự tính thì hoành tá tràng. Thực thi thì đầu voi đuôi chuột. Và đây là câu cửa miệng của những người có kinh nghiệm khởi nghiệp hay nói là… nói trước bước không qua. Những người có kinh nghiệm khởi nghiệp thì… các bạn biết rồi đấy. Và họ thường thuộc dạng leaderstyle này.
Điểm chết người của ông Chia-Việc này là ổng… lười. Cái gì cũng muốn sai người khác, cái gì cũng muốn thuê người khác làm. Trong khi chính mình chưa nắm hết công việc. Và ổng rất hay bị nhân viên qua mặt. Và doanh nghiệp rất hay sập luôn một thời gian ngắn sau khởi nghiệp. Con ốc vít còn không biết, mà đòi xây cao ốc chung cư? Đại loại thế.
Nhiều bạn làm quản lý ở các công ty tập đoàn hoành tráng rất ngon lành, mà ra khởi nghiệp phát chết ngắc ngoải luôn. Quen sai rồi. Đâu có quen làm. Phần lớn các bạn này thuộc leaderstyle này.
Nhưng leaderstyle ông Chia-Việc này lại cực ngon lành khi quản trị quy mô doanh nghiệp đủ lớn. Đủ lớn ở điểm xác định là một ông sếp để quản trị doanh nghiệp cần phải trở thành một manager của các manager. Không cần biết hết việc, luôn sử dụng người giỏi hơn mình dưới trướng, biết nắm những điểm mấu chốt và chỉ quản lý các điểm mấu chốt đó, biết cái core business của doanh nghiệp là gì… vân vân và mây mây…
Môn học leaderstyle trong học trình MBA này liệt kê khá nhiều dạng leaderstyle, nhưng mình quy nạp về con người Việt Nam mình thì chỉ thấy hai dòng leaderstyle này là điển hình thôi. 
Và môn học này có nói: các dạng leaderstyle có thể thay đổi theo quá trình phát triển của doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp phải biết tự thích nghi và thay đổi theo quy mô phát triển. Doanh nghiệp giống như cơ thể người, khi lớn lên thì phải thay áo. Cái áo một phần chính là phong cách lãnh đạo, là các dạng leaderstyle này. Không có phong cách lãnh đạo hay hoặc dở. Chỉ có phong cách lãnh đạo phù hợp hay không phù hợp. Khi thay phong cách lãnh đạo có thể phải thay máu nhân sự, tái cấu trúc doanh nghiệp… Các thay đổi này lại là… các môn học khác trong khóa trình MBA. Và nó dựa trên khóa học đầu vô về leaderstyle. Bạn có thể chọn credit các môn học tự do cho học trình MBA, nhưng có một số môn học phải hoàn thành môn trước mới được học môn sau.
Mình chỉ là người học lý thuyết của trường, không đủ trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, cứ viết ra đây chia sẻ với mọi người. Biết đâu bạn nào đấy chịu khó đọc hết và cảm thấy… ờ… món ăn í mà… không bổ ngang thì cũng bổ ngửa.
Và, nếu bạn là một ông sếp, bạn thử xác định xem… bạn thuộc dạng leaderstyle nào? Là ông Biết-Tuốt hay ông Chia-Việc?
SG 01/30/2023
Cre - ​Tuấn Ngọc Hoàng

Viết Ý kiến & bình luận

  • NT
    Nguyễn Thị Lan Anh

    Mặt sau của Zippo 250 cũng trơn bóng, với dáng classic cổ điển truyền thống 250 nhìn rất gọn gàng và trang nhã, chính điều đó đã khiến hàng triệu người trên thế giới bỏ tiền túi ra để rinh em ấy về trải nghiệm

  • MT
    Mã Tuấn Ngọc

    Chỉ có phong cách lãnh đạo phù hợp hay không phù hợp. Khi thay phong cách lãnh đạo có thể phải thay máu nhân sự, tái cấu trúc doanh nghiệp… Các thay đổi này lại là… các môn học khác trong khóa trình MBA.

  • NP
    Ngyễn Phúc Thinh

    Và, nếu bạn là một ông sếp, bạn thử xác định xem chung toi Link… bạn thuộc dạng leaderstyle nào? Là ông Biết-Tuốt hay ông Chia-Việc?



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Ví dụ về chiêu trò marketing bẩn là gì?
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
Bí thuật “Lùa Gà” Tuyệt chiêu chí mạng của các phù thủy Marketing!
Con đường của Real Madrid - Cuốn sách rất hay về đề tài quản trị các lãnh đạo & quản lý doanh nghiệp
Công thức tự giới thiệu bản thân trong 30s
Làm thế nào để viết case study về dự án cho Portfolio của bạn


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Những đặc thù của ngành thời trang khi làm truyền thông
TRANSFERABLE SKILLS - KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ? TẠI SAO NHÓM KỸ NĂNG NÀY LẠI NGÀY MỘT QUAN TRỌNG?
Marketing dựa trên sự sợ hãi - Đòn tâm lý gây tranh cãi
Đừng bao giờ xem thường bài báo cáo công việc
10 TIP ĐỂ LÀM CÔNG VIỆC FREELANCER HIỆU QUẢ
Critical thinking - Tư duy biện chứng