Định nghĩa góc khuất shadow - trong tâm lý học hay dịch “cái bóng”

Đừng chạy trốn shadow, vì đó là 1/2 của chúng ta

Định nghĩa góc khuất shadow - trong tâm lý học hay dịch “cái bóng”: The thing a person has no wish to be
(theo Carl’s Jung’s Model of the Psyche)
Góc khuất hiểu nôm na là phần “con” trong mỗi người. Góc khuất không chỉ là những thứ xấu xa như nhỏ mọn, đố kỵ, lòng tham, định kiến, sự thù ghét, cay nghiệt, tính hung hăng. Góc khuất còn là những thứ không hẳn xấu nhưng con người không muốn cho người khác thấy. 
Một vị thầy tu nhà thờ Đức Bà Paris phải lòng một vũ nữ Ai Cập đường phố. Shadow của ông ta là tình yêu tự nhiên nam nữ. Shadow này của vị thầy tu càng kìm hãm càng phản kháng dữ dội và biến thành những hành động phi đạo đức, thậm chí tội ác. Dù bị chối bỏ, càng chạy trốn hay căm ghét shadow cũng không mất đi. Nó hiển diện và trỗi dậy bất cứ khi nào có cơ hội. 
Khi đối diện với shadow, chúng ta sẽ trải qua một trạng thái tâm lý tạm gọi là “mâu thuẫn về nhận thức”. Với bất kỳ ai, trước khi thích nghi và chấp nhận góc khuất ngay trong chính mình cũng đều trải qua một quá trình, thường khá vật vã, để nhận thức lại. Quá trình nhận thức lại thành công hay thất bại phụ thuộc vào kết quả cuộc đấu tranh nội bộ trong mỗi cá thể khi đối diện với trạng thái tâm lý "mâu thuẫn nhận thức" (từ gốc: cognitive dissonance).
Mâu thuẫn nhận thức là hiện tượng tâm lý học khi chúng ta đối diện với quan điểm, hiện tượng ngược với hiểu biết có sẵn, quen thuộc trước đó của mình. Shadow đa số bị xem là xấu xa và cần lảng tránh. Nhưng càng lảng tránh nó càng theo đuổi và chi phối hành vi của chúng ta một cách vô thức. Vậy đối diện, tìm hiểu và chấp nhận shadow cũng có thể xem là một tình huống của nhận thức lại.
Xung đột xảy ra vì "cái mới" đến từ người hoặc nguồn gốc có cơ sở và chúng ta chưa đủ lý lẽ logic để ngay lập tức phủ nhận. Cognitive dissonance là khái niệm do nhà tâm lý học Leon Festinger đưa ra từ những năm 1950. 
Trong quản trị VHDN, giá trị cốt lõi của tổ chức được mô tả chắt lọc bằng những mỹ từ. Đó là những giá trị tốt đẹp rổ chức theo đuổi (Jung gọi là persona). Nhưng persona VHDN chỉ hiện hiện nguyên hình khi lãnh đạo đối diện với những thời khắc đối diện với lợi ích. Trước khi quyết định theo đuổi giá trị cốt lõi "chính trực", lãnh đạo nên tự hỏi ông ta có đủ dũng cảm chấp nhận hy sinh lợi ích trong những tình huống "không chính trực". Năng lực thấu hiểu và đối diện với góc khuất shadow mới là phép thử để khẳng định tính bền vững của persona.
Shadow repression = Evil  
Kìm nén góc khuất = Cái xấu 
Shadow Integration = Freedom 
Đối diện để hiểu góc khuất = Tự do 
Đừng chạy trốn shadow, vì đó là 1/2 của mỗi người. Càng chạy trốn, càng bị kìm nén, shadow càng to phình ra và chúng ta càng sợ hãi. Thay vào đó, hiểu shadow để chế ngự, nhìn sâu vào shadow để hiểu bản thân và con đường chân ái của tổ chức.
BrandSon
Cre - ​Sơn Đức Nguyễn

Viết Ý kiến & bình luận

  • NT
    NGÔ THỊ MAI ANH

    góc khuất trong tâm lý học



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Ví dụ về chiêu trò marketing bẩn là gì?
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
Làm thế nào để viết case study về dự án cho Portfolio của bạn
6 Bước cơ bản để tham gia chơi Game NFT
THÁP NHU CẦU CẢM XÚC - BẠN ĐANG Ở NẤC THANG THỨ BAO NHIÊU
10 Bước xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Những đặc thù của ngành thời trang khi làm truyền thông
TRANSFERABLE SKILLS - KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ? TẠI SAO NHÓM KỸ NĂNG NÀY LẠI NGÀY MỘT QUAN TRỌNG?
Marketing dựa trên sự sợ hãi - Đòn tâm lý gây tranh cãi
Đừng bao giờ xem thường bài báo cáo công việc
10 TIP ĐỂ LÀM CÔNG VIỆC FREELANCER HIỆU QUẢ
Critical thinking - Tư duy biện chứng