TẢN MẠN VỀ NGHỀ "TƯ VẤN TÀI CHÍNH" Ở VIỆT NAM

TẢN MẠN VỀ NGHỀ "TƯ VẤN TÀI CHÍNH" Ở VIỆT NAM 
Lại là mình đây, sau 4 năm lăn lộn ở Nhật đã quyết định quay lại Sài Gòn nơi chôn nhau cắt rốn để chăm sóc gia đình và tìm một tương lai cho ngành tư vấn tài chính cá nhân ở VN, một nghề mà mình đã vô tình bén duyên lẫn đem lòng yêu thích trong mảng tài chính kinh tế. 
Chút kiến thức về công việc tư vấn tài chính ở Nhật và Mỹ: Bạn phải là một chuyên gia được cấp bằng hành nghề (CFP, CPA, CPWA, CIC, v.v.), có kiến thức về thu nhập, thuế, bất động sản, bảo hiểm, đầu tư,... tất cả những thứ liên quan đến tiền nong của một cá nhân hay hộ gia đình trong một hoặc nhiều thế hệ. 
Lý do khách hàng cần một người cố vấn tài chính? 
- Vì lạm phát khiến tiền giấy hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng mất giá, cần kênh đầu tư an toàn.
- Vì tất cả mọi người có gia đình đều cần được bảo vệ nếu như điều rủi xảy đến khiến họ mất nguồn thu nhập.
- Vì các cá nhân mua bán nhà đất cần hiểu về luật sở hữu, thừa kế, và thuế. 
- Vì tất cả mọi người đều chỉ có thể đi làm đến một độ tuổi nào đó phải nghỉ hưu, và họ muốn duy trì lối sống tương tự lúc về già hoặc đủ tiền đóng cho một viện dưỡng lão có dịch vụ y tế tốt.
- Vì ai cũng muốn để tiền thừa kế lại cho con cháu.
- Vì... vì... vì... 
Rõ ràng, nghề tư vấn tài chính cá nhân rất quan trọng, gần như không thể thiếu cho một gia đình tạm gọi là "có tài sản". 
Vậy, tìm một người tư vấn tài chính cá nhân ở đâu ở Việt Nam? Xin thưa, không tồn tại. 
Có nhiều vị trí tuyển dụng mang tên "Financial Advisor" hay "Wealth Advisor" tại các công ty bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán tại VN. Các bạn làm ở vị trí này biết rõ đây là các công việc sale. KPI của các bạn phụ thuộc vào doanh số bán sản phẩm của công ty chứ ít khi là phân tích nhu cầu khách hàng. Trong khi nghề tư vấn tài chính ở các nước phát triển đang dần tách khỏi việc tư vấn viên nhận hoa hồng bán sản phẩm do xung đột lợi ích khách hàng (quá rõ lý do), thì tại VN thị trường này hiện đang hot hơn bao giờ hết. Bảo hiểm whole of life rút tiền ra được kèm gói đầu tư là một sản phẩm bảo hiểm tệ mặc dù chiếm 90% thị trường, thường nhân viên bán xong sẽ hưởng commission thật cao, làm trong một năm là nghỉ việc. Bancassurance thì khiến nhân viên ngân hàng bị ép bán bảo hiểm. Chứng khoán thì chỉ có lựa chọn đầu tư vào thị trường trong nước, đầy rẫy "lùa gà". 
Mình mạnh dạn nói hệ sinh thái tài chính ở VN đang hút máu người tiêu dùng chết dần. 
Muốn biết sản phẩm bảo hiểm whole of life (universal life) tệ ra sao, chỉ cần google nhẹ bằng tiếng Anh. Ngân hàng mình không dám nói do chưa có kinh nghiệm làm. Nhưng riêng chứng khoán VN xin né xa cả cây số. Thị trường chứng khoán VN được đánh giá là thị trường cận biên, nó đứng ngang hàng với Nigeria, Sri Lanka, Bangladesh, Estonia, v.v. và thua Indonesia, Thailand, Malysia, Iran, Ả rập Saudi. Trong khi người tiêu dùng Nhật Mỹ được tiếp cận đầu tư các chứng chỉ quỹ cho phép họ bỏ tiền vào các thị trường Mỹ, Âu, Úc, mới nổi, cận biên, tùy theo mức độ chịu đựng rủi ro của từng cá nhân, thì người Việt chỉ có thể đầu tư vào thị trường VN. Dù bạn có sở hữu cổ phiếu Vingroup Vietcombank hay FLC, Faros, thì danh mục đầu tư của bạn cũng chỉ đang "bỏ tất cả trứng vào giỏ có rủi ro rất cao". Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu portfolio đầu tư của bạn được vận hành bởi những nhân viên chứng khoán có quyền "thấy khách hàng mua gì họ sẽ tự mua cho bản thân trước", "thấy khách hàng bán gì họ sẽ bán cho bản thân trước" mà không cần phải báo cáo lên cơ quan thẩm quyền. Tội danh đó thế giới gọi là insider trading, Việt Nam chưa hề xử phạt diện rộng. 
Mình hỏi: Vậy, tương lai nào cho một chuyên gia cố vấn tài chính cá nhân tại VN? 
Trả lời: 
"Chúng tôi đang xin cấp giấy phép tư vấn cho người Việt nhưng có lẽ phải 10 năm hơn nữa." - said Mr A.B., Country Head - infinity Financial Solutions for expats. 
"Em đi trước thời đại nhiều quá rồi, 15-20 năm nữa có khi còn chưa đâu." - said Mr T.N., Managing Director, chứng khoán Bản Việt. 
"Giờ trade dài hạn T-3 thôi em ơi hihi." - said Mrs Q.C., Director, chứng khoán SSI.
"Bạn sẽ không bao giờ kéo được một người Việt Nam bình thường bước chân vào thế giới tài chính đích thực, vì họ thà đi mua đất rồi bán chênh lệch còn hơn là bỏ tiền vào những sản phẩm tài chính trong nước có độ tín nhiệm thấp như hiện nay." - said Mr J.M., Country Head, deVere Group Financial Advisor for expats.
...
Chút chia sẻ đêm khuya thôi. Tất cả những quản lý doanh nghiệp tài chính mình nói chuyện cùng đều rất tò mò và hứng thú tìm hiểu công việc này của mình tại Nhật, nhưng có lẽ về VN thì "redundant" rồi các bạn ạ.
Cre - ​Adrien White

Viết Ý kiến & bình luận



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Ví dụ về chiêu trò marketing bẩn là gì?
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
Làm thế nào để viết case study về dự án cho Portfolio của bạn
6 Bước cơ bản để tham gia chơi Game NFT
THÁP NHU CẦU CẢM XÚC - BẠN ĐANG Ở NẤC THANG THỨ BAO NHIÊU
10 Bước xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Những đặc thù của ngành thời trang khi làm truyền thông
TRANSFERABLE SKILLS - KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ? TẠI SAO NHÓM KỸ NĂNG NÀY LẠI NGÀY MỘT QUAN TRỌNG?
Marketing dựa trên sự sợ hãi - Đòn tâm lý gây tranh cãi
Đừng bao giờ xem thường bài báo cáo công việc
10 TIP ĐỂ LÀM CÔNG VIỆC FREELANCER HIỆU QUẢ
Critical thinking - Tư duy biện chứng